Sử dụng Pokemon Go để chữa bệnh tự kỷ
Được giới thiệu từ những năm 1990 như một trò chơi điện tử, ứng dụng Pokémon mới cho phép người chơi nhìn thấy và “bắt” những con Pokémon trong thế giới thực qua màn hình điện thoại.
Học sinh tại một trường ở Australia đang được khuyến khích sử dụng Pokémon Go trong lớp học, sau khi có nghiên cứu cho thấy trò chơi này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn là những trở ngại đối với việc học tập.
Craig Smith, một giảng viên chuyên nghiên cứu về bệnh tự kỷ, khi cho phép các học sinh của mình sử dụng trò chơi dựa trên thực tế Pokemon Go trong và ngoài lớp học, đã phát hiện ra rằng các kỹ năng xã hội của chúng được nâng cao và các học sinh tỏ ra gắn kết hơn với các hoạt động học tập.
Smith cũng là Phó hiệu trưởng trường Aspect Hunter dành cho trẻ bị tự kỷ ở Newcastle, New South Wales. Ông nói rằng trò chơi Pokémon Go rất đặc biệt ở chỗ nó khuyến khích trẻ, dù có hoặc không có khó khăn trong việc học tập, vui chơi ở môi trường bên ngoài và gắn kết hơn với các học sinh khác.
Về ngôi trường của mình, ông cho biết: “Tất cả chúng tôi đều coi trọng những thứ mà bọn trẻ quan tâm và cố gắng sử dụng những thứ đó như một cánh cửa sổ nhìn vào thế giới của các em, từ đó tạo ra những cơ hội giáo dục phù hợp hơn cho chúng”.
“Đối với nhiều trẻ tôi đã dạy, rất khó để khiến chúng tham gia vào các hoạt động xã hội – thậm chí đưa chúng đến cửa hàng mua sắm cũng là một việc cực kỳ khó khăn. Nhưng những gì chúng tôi đang chứng kiến với cơn sốt Pokémon là chính những học sinh này đang giao tiếp với nhau và tham gia vào các hoạt động xã hội nhờ có trò chơi này”.
Được giới thiệu từ những năm 1990 như một trò chơi điện tử, ứng dụng Pokémon mới cho phép người chơi nhìn thấy và “bắt” những con Pokémon trong thế giới thực qua màn hình điện thoại.
Trò chơi này đã tạo nên cơn sốt mới nhất về game và hấp dẫn cả những học sinh còn đi học lẫn những người vẫn hoài nhớ về những năm 90. Nhưng thay vì lo sợ ứng dụng này sẽ làm sao nhãng bọn trẻ, Smith cùng với rất nhiều giáo viên trong trường lại tin rằng các trường học cần phải đón nhận xu hướng mới của xã hội và tìm cách để biến nó thành một công cụ phục vụ việc học tập.
Theo ông, những đứa trẻ bị tự kỷ có thể phản ứng đặc biệt với những tác nhân kích thích bằng hình ảnh trong các ứng dụng và các trò chơi trên máy tính, và điều này có thể giúp cải thiện và phát triển các kỹ năng xã hội của chúng.
“Tôi có thể giao bài tập về nhà cho học sinh vào cuối tuần, chẳng hạn bài tập đó là ‘Thầy muốn em khám phá thành phố nơi mình sống’, nếu chúng đang sử dụng Pokémon Go thì có thể gửi cho tôi các bức ảnh chụp màn hình”.
Smith còn cho biết: “Tôi xây dựng dần dần các trải nghiệm học tập cho trẻ bị tự kỷ. Nhưng nếu phương pháp này tỏ ra có hiệu quả thì rõ ràng đây là thứ mà những đứa trẻ bình thường khác cũng có thể áp dụng”.
Theo Cafebiz
Leave a Reply