10 cách thông minh nhất để giữ chân người tài cho công ty bạn

Có cơ hội tận dụng tài năng và kỹ năng của bản thân là một yếu tố thuộc về môi trường làm việc mà các nhân viên xuất sắc thường tìm kiếm. Một nhân viên tích cực trong công việc sẽ luôn muốn đóng góp vào các công việc khác nằm ngoài công việc chuyên môn của họ./images/post/2016/03/01/09//Best-Job-Portal-for-Recruiters.jpg

Tỷ lệ nhân viên ở lại với công ty là một trong những thước đo cơ bản để đánh giá sự vững mạnh của một công ty. Và dưới đây là 10 mách nước để giữ lại những nhân viên tốt:

1.Các nhà tư tưởng về quản lý đều đồng ý rằng một nhân viên hài lòng với công việc của mình luôn biết rõ những gì anh ta được kỳ vọng trong công việc mỗi ngày. Việc thay đổi kỳ vọng khiến cho nhân viên cảm thấy căng thẳng và trở lên cáu gắt. Chúng sẽ lấy đi cảm giác an tâm của nhân viên và khiến cho họ cảm thấy mình không làm được việc.

2. Giám sát nhân viên một cách có hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ chân nhân sự. Nhân viên thường quyết định nghỉ việc vì người quản lý và người giám sát họ  nhiều hơn là vì công ty và tính chất công việc của họ. Một người quản lý tốt không chỉ là một người gần gũi, hay tốt bụng; mà còn phải chỉ rõ được những kỳ vọng đối với nhân viên; Rõ ràng người giám sát đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân viên. Bất cứ việc gì người quản lý làm khiến nhân viên cảm thấy bản thân không có giá trị sẽ góp phần dẫn đến quyết định nghỉ việc của họ.

Thông thường, phần lớn phàn nàn của nhân viên tập trung vào các điểm sau:

– Những kỳ vọng không được xác định rõ ràng.

– Các mức tăng Lương không được định rõ

– Thiếu thông tin phản hồi về hiệu quả làm việc.

– Không tổ chức tốt các cuộc họp theo lịch, và

– Không đưa ra được phạm vi công việc mà nhân viên nhận thấy anh ta có thể thành công.

3. Nhân viên có thể tự do phát biểu quan điểm của họ trong công ty là một yếu tố quan trọng khác về môi trường làm việc để có thể giữ chân nhân viên. Liệu công ty của bạn có khuyến khích nhân viên đưa ra các ý tưởng và tạo một môi trường khiến họ cảm thấy thoải mái đưa ra ý kiến phản hồi? Nếu được như vậy, nhân viên sẽ đưa ra nhứng ý kiến của mình, thoải mái trong việc phê bình và cam kết tiếp tục cải thiện công việc. Nếu không, họ sẽ “ngậm bồ hòn làm ngọt” hoặc tự thấy mình liên tục có vấn đề cho đến khi họ phải ra đi.

4. Có cơ hội tận dụng tài năng và kỹ năng của bản thân là một yếu tố thuộc về môi trường làm việc mà các nhân viên xuất sắc thường tìm kiếm. Một nhân viên tích cực trong công việc sẽ luôn muốn đóng góp vào các công việc khác nằm ngoài công việc chuyên môn của họ. Có bao nhiêu người có thể đóng góp nhiều hơn những gì họ hiện đang làm? Bạn nên biết các kỹ năng, tài năng và kinh nghiệm của họ, và dành thời gian để khai thác chúng.

5. Nhận thức về sự đối xử công bằng và hợp lý cũng là yếu tố quan trọng trong việc giữ chân nhân viên. Trong một công ty kinh doanh, nếu một nhân viên đại diện bán hàng mới được giao nhiệm vụ chăm sóc những khách hàng có tiềm năng lớn nhất và anh ấy có khả năng được hưởng hoa hồng cao nhất thì những nhân viên hiện tại sẽ nhìn nhận rằng đây là quyết định lấy mất “miếng cơm manh áo của họ”.

6. Các công cụ làm việc, thời gian và các khóa đào tạo cho nhân viên là những yếu tố dễ giải quyết nhưng lại có ảnh hưởng nhất đến việc giữ chân nhân viên. Nhân viên phải được cung cấp những công cụ làm việc, thời gian và được tham gia các khóa đào tạo cần thiết để làm tốt công việc của họ; nếu không họ sẽ phải đi tìm công ty khác có thể đem lại những điều này.

7. Những nhân viên tốt nhất – những người mà bạn muốn giữ lại – luôn tìm kiếm cơ hội để học hỏi và phát triển sự nghiệp, mở rộng kiến thức, và nâng cao kỹ năng của họ. Nếu không có dịp để thử thách bản thân với những cơ hội mới, tham dự các buổi hội thảo, tìm hiểu và thảo luận về các vấn đề liên quan tới công việc, họ sẽ cảm thấy trì trệ. Một nhân viên giỏi, có định hướng nghề nghiệp phải có cơ hội trải nghiệm để phát triển bản thân trong công ty của bạn.

8. Lời than phiền được phản hồi lại khi nhân viên nghỉ việc thường là họ không bao giờ cảm thấy quản lý cấp cao biết đến sự tồn tại của mình. Các nhà quản lý cấp cao ở đây là giám đốc của một công ty nhỏ hoặc người đứng đầu một bộ phận hoặc khối làm việc trong một công ty lớn hơn. Hãy gặp gỡ các nhân viên mới để tìm hiểu về tài năng, khả năng và kỹ năng của họ. Dành thời gian trao đổi định kìvới từng nhân viên , bạn sẽ có nhiều thông tin hữu ích hơn và hiểu rõ hoạt động của công ty. Đó là một công cụ quan trọng để giúp nhân viên cảm thấy được hoan nghênh, được thừa nhận và sự cam kết lâu dài.

9. Cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, đừng bao giờ đe dọa công việc hoặc thu nhập của nhân viên. Thậm chí nếu bạn biết lờ mờ về việc sa thải có thể xảy ra khi bạn không đạt được mục tiêu sản xuất hoặc bán hàng, việc báo trước thông tin này với các nhân viên khác vẫn là một hành động sai lầm. Nó làm cho họ cảm thấy lo lắng; bất kể cách bạn đưa ra thông tin như thế nào, cách bạn giải thích ra sao; hay kể cả khi thông tin của bạn hoàn toàn đúng, những nhân viên tốt nhất dưới quyền của bạn sẽ bắt đầu ‘update’ CV của họ để chuyển việc.

10. Nhân viên phải cảm thấy mình được khen thưởng, được công nhận và đánh giá cao. Thường xuyên nói cảm ơn không đem lại hiệu quả cao trong lời khuyên này. Các khoản tiền thưởng và quà tặng sẽ làm cho lời cảm ơn được đánh giá cao hơn. Tăng lương một cách hợp lý dựa trên những kếtquả và thành tích trong công việc sẽ giúp giữ chân nhân viên. Hoa hồng và tiền thưởng phù hợp dựa vào công việc hàng ngày sẽ thúc đẩy động lực làm việc và giúp giữ chân nhân viên.

Hãy nhìn vào tổ chức của mình! Bạn đã cố gắng hết sức để giữ chân những nhân tài hàng đầu của công ty chưa? Hãy sử dụng mười yếu tố trên để giữ chân những nhân viên mong muốn cũng như thu hút thêm nhân tài đến với công ty của bạn.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *