Những người lịch sự thường có những thói quen này

Giao tiếp khéo léo đòi hỏi nhiều kỹ năng, nhưng bạn chỉ cần nhớ một điều duy nhất, đó là hãy làm người khác thấy thoải mái, được chào đón bằng tình cảm chân thành của bạn.

Tốt thôi chưa đủ, ta còn phải biết cách thể hiện sự tự tế và lòng tốt với những người xung quanh.

Điều này càng quan trọng hơn trong môi trường giao tiếp và kinh doanh, khi những người quan trọng với sự nghiệp và thành công của chúng ta lại là những người ta không có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc nhiều.

Chắc chắn bạn đã từng gặp gỡ ai đó xuất chúng khiến bạn có cảm tình ngay lần đầu tiên. Một anh chàng đặc biệt tốt bụng, một cô nàng cực kỳ thông minh, một quý bà vô cùng hào phóng. Họ là những người luôn khiến người khác để tâm và nhớ đến, dù chỉ gặp gỡ thoáng qua. Bạn có thể tập trung phát triển những năng lực đặc biệt này của bản thân để khiến mình khác biệt.

Ngoài ra, còn một cách khác cũng khiến bạn được nhớ đến và được yêu mến ngay lập tức, đó là trở thành một người lịch sự. Rèn luyện những thói quen tốt này là cách đơn giản để nâng cao giá trị bản thân, khiến bạn mau chóng giành được sự tôn trọng, giúp phát huy những đức tính tích cực trong bạn và khiến tất cả mọi người đều thoải mái.

Lịch sự trong đời sống thường ngày ắt hẳn bạn hiểu rõ, nhưng những hành vi nào thì được xem là lịch sự trong giao tiếp kinh doanh?

1. Luôn bước lên trước

Trong một buổi tiệc hay buổi họp mặt, bạn nhìn thấy một người quen cách đó vài bước, người đó chỉ vào bạn đồng hành kế bên và nói:  “Đây là anh bạn tôi, tên X”. Lúc đó, bạn cần nhanh chóng bước đến trước chào hỏi, thay vì đợi người ta bước đến chỗ bạn.

 

Luôn tiến lên phía trước chủ động giao tiếp
Luôn tiến lên phía trước chủ động giao tiếp

 

Người lịch sự dù đang trong tình trạng như thế nào cũng muốn thể hiện tinh thần hòa nhã, tích cực với những người xung quanh. Bạn nên bước ngay về phía trước, nở nụ cười thân thiện, khẽ gật đầu chào. Người lịch sự không coi mình là người quan trọng nhất. Người lịch sự luôn khiến người xung quanh cảm thấy bản thân họ được đối đãi như một người quan trọng.

2. Nhớ tên người vừa được giới thiệu

Điều này có thể khá thử thách với một số người, đặc biệt là khi bạn được giới thiệu với môt nhóm những người lạ. Có một mẹo nhỏ để bạn “ôn bài”, đó là tiến đến bắt tay từng người, nhắc tên mình và đồng thời cố gắng nhắc lại tên của họ “Tôi là A, rất hân hạnh được gặp anh/chị X”. Người giới thiệu hoặc các nhân vật chính sẽ chẳng ngại nhắc tên họ lần nữa.

  • Vấn đề Tìm Việc hiện nay khá khó khăn, nhưng bạn đừng quá lo lắng,  Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

Hãy gọi người bạn mới bằng tên được giới thiệu. Có thể bạn đã nghe tên của họ ở đâu đó, nhưng tốt nhất, được giới thiệu ra sao thì gọi như vậy.

3. Đừng chạm vào người lạ trước

Ngoại trừ khi bắt tay thì bạn đừng nên có hành động nào chạm vào người lạ, đặc biệt là người khác phái. Vỗ vai khá phổ biến nhưng không nên. Khi tặng thưởng cho các cháu nhỏ cũng đừng xoa đầu. Hãy đối xử với tất cả như những người đáng được tôn trọng.

 

Luôn tiến lên phía trước chủ động giao tiếp
Trừ khi bắt tay, bạn không nên chạm vào người lạ

 

Mọi người sẽ không để ý nếu họ vô tình chạm vào bạn, nhưng nếu bạn làm ngược lại thì họ sẽ chú ý. Một số người sẽ cảm thấy khó chịu và bất tiện, mà người lịch sự luôn muốn tất cả được thoải mái. Thế nên, người lịch sự cần chú ý không “vung tay vung chân” loạn xạ.

4. Không nói nhiều hơn những điều cần thiết

Những người nói nhiều được đánh giá là thân thiện, dễ gần nhưng điều đó không khiến họ được đánh giá là lịch sự. Một lời nói đùa vô duyên, một lời ba hoa bị bóc mẽ sẽ hủy hoại sự nghiệp của bạn. Đừng nói về người khác cho đến khi đủ thân thiết. Những đề tài như thể thao, thời tiết, phim ảnh, nghệ thuật sẽ giúp kéo dài cuộc nói chuyện mà không sa đà vào những chuyện nhạy cảm.

Trong tình huống bị hỏi nhiều về đời sống cá nhân, chỉ cần trả lời ngắn gọn, đúng câu hỏi, không kể lể thêm và chủ động nói sang đề tài khác. Bạn không nên để người mới gặp lần đầu biết quá nhiều về bản thân.

5. Không né tránh những chuyện quan trọng

Thân mẫu của một người quen vừa mất tuần trước. Bạn gặp anh ấy và thấy lúng túng không biết làm gì. Rất đơn giản, hãy chia sẻ ngắn gọn những gì bạn thật sự nghĩ. “Tôi rất tiếc khi nghe tin mẹ anh vừa qua đời. Hy vọng anh sớm vượt qua nỗi buồn mất mát này”.

Một lời chia sẻ kèm một lời động viên là hợp lý. Điều này không khiến bạn trở nên lố bịch hay bị xem là nhiều chuyện. Nó chỉ đơn giản cho thấy bạn thật sự quan tâm.

6. Không “ngồi lê đôi mách”

Thường thì những chuyện như vậy chẳng có ích gì cho ai, nhưng chúng lại rất hấp dẫn. Nó tiết lộ những chuyện vặt vãnh và thú vị ở văn phòng. Vậy phải làm sao đây?

Đầu tiên, hãy nhớ rằng, tham gia những việc này khiến uy tín của bạn bị hạ thấp. Hãy cáo lui ngay khi câu chuyện bẻ hướng sang một nhân vật cụ thể nào đó. Cũng có người lo ngại không tham gia thì không được xem trọng, nhưng sự thật là những người ngồi lê đôi mách thường chẳng tôn trọng ai cả.

Hãy học cách chia sẻ thẳng thắn với đúng người, đúng nơi, đúng lúc.

7. Không kể lể, khoe khoang

Làm sao biết được những gì mình nói ra là không thích hợp? Đó là những điều làm bạn vui vẻ thoải mái khi nói ra nhưng người khác thì chẳng thể tham gia được một chút gì vào câu chuyện đó.

Người lịch sự khi nói về mình thường để xin lời khuyên hơn là kể lể. Dĩ nhiên, không phải là những câu hỏi khoe khoang kiểu “Anh biết bãi xe nào gần đây để tôi đậu chiếc Porsche mới mua không?”.

Một câu hỏi xin lời khuyên vừa giúp bạn có thêm kiến thức, vừa giúp người khác có cơ hội thể hiện hiểu biết của họ. Bạn cũng thể hiện rằng bạn tin tưởng và đánh cao ý kiến của người này.

8. Không cố gắng áp đặt

Mỗi người trong chúng ta đều có những quan điểm riêng biệt, những câu chuyện hay ho để chia sẻ. Điều đó làm giao tiếp trở nên thú vị. Tuy nhiên, thái độ chừng mực giúp bạn trở thành người lịch sự.

Nếu bạn là lãnh đạo, giảng viên, nhà truyền giáo thì việc chia sẻ càng nhiều càng tốt được khuyến khích. Nhưng hãy chú ý, nếu bạn chỉ mới biết gì đó một chút, thì tốt nhất đừng chia sẻ lời khuyên, đừng bàn ra tán vào. Vừa không đúng, vừa vô duyên.

Tuyệt đối không ra quyết định thay bất kỳ ai, dù là chuyện nhỏ như chọn món trong nhà hàng. Ngoài ra, chỉ gợi ý khi được hỏi và đừng cố áp đặt bất cứ điều gì cho người khác.

9. Khiến người khác nói về bản thân

Tôn trọng người khác chính là cốt lõi của lịch sự. Vì vậy, hãy khuyến khích mọi người chia sẻ những gì những gì họ muốn, tạo điều kiện cho mọi người thể hiện, chủ động đặt câu hỏi…

 

Để mọi người chia sẻ những gì những gì họ muốn

 

Giao tiếp khéo léo đòi hỏi nhiều kỹ năng, nhưng bạn chỉ cần nhớ một điều duy nhất, đó là hãy làm người khác thấy thoải mái, được chào đón bằng tình cảm chân thành của bạn.

10. Không ngừng lịch sự

Người lịch sự không lịch sự chỉ một lần. Đây là những thói quen tốt cần duy trì dài lâu và để bắt đầu, hãy nhớ luôn cười tươi.

Cần thêm thông tin về các cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *