Cháy hàng smartphone xuất phát từ nhu cầu thực tế hay chỉ là chiêu trò

Việc đã diễn ra từ rất lâu, Cnet từng đánh dấu “một mùa hè không đủ bán” từ 2010, khi mọi sản phẩm từ 4 đến những chiếc Android mới ra mắt thời điểm đó như HTC Evo hay Motorola Droid X không kịp có mặt trên kệ hàng để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Cháy hàng, không đủ nguồn cung dường như là điệp khúc các hãng luôn thông báo khi ra mắt sản phẩm mới, kéo theo nhiều hệ lụy như dời ngày bán ra, hay thậm chí gây thua lỗ.

Câu hỏi được đặt ra là vì sao các tên tuổi lớn vẫn để tình trạng này lặp đi lặp lại mà không có giải pháp hiệu quả.
Smartphone cháy hàng

Việc cháy hàng đã diễn ra từ rất lâu, Cnet từng đánh dấu “một mùa hè smartphone không đủ bán” từ 2010, khi mọi sản phẩm từ iPhone 4 đến những chiếc Android mới ra mắt thời điểm đó như HTC Evo hay Motorola Droid X không kịp có mặt trên kệ hàng để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Kể từ đó đến nay, việc cháy hàng trở thành thông lệ, iPhone 5 cũng phải dời nhiều đợt bán hàng khiến người dùng chờ đợi vì không kịp “cung ứng và lắp ráp”, theo Cnet. Lần lượt iPhone 6, iPhone SE về sau đều nhận được những thông báo tương tự. Dù chưa bán ra, đã có thông tin lo ngại iPhone 7 và 7 Plus khan hàng khi ra mắt, theo PhoneArena.

Các đời Galaxy S hay Note đều gặp hiện tượng này, chủ yếu ở các model có thiết kế đặc biệt, như phiên bản S6 edge mới ra mắt, hay Note 7 màu xanh san hô.

samsunggalaxys6vsappleiphone6aa17of29710x399jpg-bb-baaad3dXTr

iPhone 6 và Galaxy S6, hai sản phẩm từng khan hiếm hàng ở thời điểm ra mắt. Ảnh: Android Authority.

Chuyện này cũng diễn ra với những tên tuổi mới lên, đầu năm nay, IBT cũng cho biết Xiaomi gặp tình trạng không đủ nguồn cung với chiếc Mi 5, bởi “nhu cầu cao hơn dự đoán”. Theo GizmoChina, tên tuổi Trung Quốc phải mất gần một tháng để giao hàng. PhoneArena đưa tin Nexus 6P không đủ cung cấp ở vài thị trường.
Nguyên nhân cháy hàng

Khi nói về nguyên nhân cháy hàng một sản phẩm, lý do thường được đưa ra nhiều nhất là nhu cầu sản phẩm cao hơn mong đợi, dẫn đến các chuỗi cung ứng không đáp ứng kịp đơn hàng.

Điều này là dễ hiểu ở thời kỳ smartphone bùng nổ vài năm trước, như 2010, nhu cầu smartphone toàn cầu tăng đột ngột lên 48%, theo thống kê từ Gartner.

Tuy vậy, lý do này dần không còn hợp lý khi thị trường bão hòa vài năm trở lại đây. Theo chính thống kê của Gartner, doanh số smartphone chỉ tăng khoảng 14,4% trong năm 2014, còn thống kê vào tháng 7/2016 của IDCcho thấy đã 2 quý liên tiếp toàn cầu không có tăng trưởng.

Có thể thấy, sau thời kỳ tăng trưởng nóng, nhu cầu thay mới, mua mới smartphone dần giảm mạnh. Ngoại trừ các sản phẩm thực sự khác biệt, được mong đợi mới xảy ra tình trạng khan hiếm.

smartphone-chay-hang-chieu-tro-hay-nhu-cau-thuc-su-bb-baaaceHHew

Tốc độ phát triển vũ bão của làng công nghệ khiến nhu cầu mua smartphone mới giảm mạnh so với vài năm trước. Ảnh: Tech In Asia.

Trường hợp điển hình nhất là bộ đôi iPhone 6, khi lượng hàng bán ra phá vỡ kỷ lục của Apple với 74,5 triệu máy.

Tuy vậy, có những trường hợp khó hiểu hơn, như iPhone SE, Localyticscho biết lượng iPhone SE bán ra trong tuần đầu tiên chỉ chiếm 0,1% số iPhone trên thị trường. Tương tự, nhà phân tích kỳ cựu Ming-Chi Kuo đặt nghi vấn về con số 3,4 triệu chiếc SE được đặt hàng trước tại Trung Quốc. Khảo sát nhanh của Reuters tại vài thị trường châu Á cho thấy, đa số nhà bán lẻ không đồng tình rằng iPhone SE đang bán tốt.

Vài ngày trước CNBCtại tiếp tục đưa tin Note 7 sẽ dời lịch giao hàng ở vài khu vực bởi lượng đặt hàng trước “cao hơn dự kiến”, nhưng cũng khẳng định sẽ không ảnh hưởng về lâu dài.

Tại Việt Nam, vài nhà bán lẻ xác nhận tình trạng khan hàng của Note 7, nhất là ở phiên bản màu xanh hiện vẫn chưa bán chính hãng.

Đã có ý kiến cho rằng đây chỉ là chiến lược của các hãng để kích cầu một sản phẩm không có nhiều thay đổi như trường hợp iPhone SE, hoặc tăng độ hứng thú cho người dùng với tính năng mới như trường hợp Samsung. Tuyên bố khan hiếm hàng chính là để ngầm khẳng định sản phẩm, thay đổi của hãng đang được người dùng đón nhận.

samsung-galaxy-note-7-zing-2-1jpg-bb-baaadsu1Ed

Những phiên bản độc, hoặc mang công nghệ mới dễ bị khan hiếm vì các hãng không đánh giá được nhu cầu thực sự của người dùng. Ảnh: Quốc Huy.

Nhưng nguyên nhân cũng đơn giản có thể đến từ khả năng dự đoán chưa tốt của các hãng về nhu cầu người dùng, nhất là khi họ chưa tự tin với những thay đổi của mình.

Việc đoán trước thị trường là rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến chiến lược phân bổ nguồn lực sản xuất các linh kiện cho toàn bộ hệ thống cung ứng, vốn có thể đến từ nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau.

Dự đoán sai có thể gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện, khi các nhà máy sản xuất linh kiện hiện tại đang phải kham đơn hàng từ nhiều thương hiệu khác nhau. Samsung từng mất 267 triệu USD lợi nhuận vì dự đoán sai nhu cầu với S6 edge, cái giá quá đắt để nghĩ đây là quảng cáo.

Theo tin tuc

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *