Vì sao Google vẫn luôn ưu á iOS mặc dù ‘không ưa nhau’
Hangouts, một trong những ứng dụng chat tẻ nhạt của Google lại vô cùng mạch lạc và nhất quán trên iOS. Còn tại chính ngôi nhà của mình, Android, thiết kế và vị trí của các nút dường như thay đổi theo từng tháng.
Theo The Verge, rất nhiều ứng dụng của Google dành cho iOS còn tốt hơn cả Android, thậm chí một số ứng dụng còn ưu tiên phát triển ở iOS trước khi có mặt trên hệ điều hành do chính Google làm chủ.
Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên, Android mới là “con đẻ” của Google chứ không phải iOS. Nhưng một trong những điểm sáng của iOS chính là sự đổi mới luôn luôn diễn ra, hoặc do áp lực thay đổi đã giúp nảy sinh nhiều giải pháp sáng tạo hay chỉ đơn giản là – ngay cả đối với các kỹ sư của Google – iOS dễ dàng phát triển nhiều ứng dụng tuyệt vời hơn so với Android. Vì lẽ đó, dù Google từng có kế hoạch “mang các tính năng tương tự lên Android”, nhưng đến nay hãng vẫn chưa hoàn thành xuất sắc vai trò của mình.
Thực tế, Apple cũng chẳng mặn mà gì với những ứng dụng thuộc bên thứ ba, bằng chứng là hãng không cho phép người dùng cài đặt những ứng dụng này trở thành ứng dụng mặc định. Nhưng Apple vẫn tạo ra các công cụ như Widget hay các Share Sheet nâng cao, giúp cho ứng dụng bên thứ ba không cảm thấy lạc lõng với những phần còn lại trong thiết bị iOS.
Hangouts, một trong những ứng dụng chat tẻ nhạt của Google lại vô cùng mạch lạc và nhất quán trên iOS. Còn tại chính ngôi nhà của mình, Android, thiết kế và vị trí của các nút dường như thay đổi theo từng tháng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các extension mở rộng trong iOS để chia sẻ trực tiếp cuộc trò chuyện với ai đó nhờ vào một pop-up nằm bên trong Share Sheet. Google cũng đã bổ sung tính năng tương tự cho các ứng dụng của Android vào hồi tháng 10 năm 2015 vừa qua, với tên gọi Direct Share. Trong khi đó, Hangout trên Android chỉ mới nhận được sự hỗ trợ từ Google bắt đầu từ tháng trước.
Google Search chính là ứng dụng tiếp theo để thấy Google đã thiên vị cho iOS như thế nào. Dù không được công nhận nhưng Google Search luôn gắn bó mật thiết với Android. Nếu bạn sử dụng Google Search để tìm kiếm, sau khi hoàn thành, Google Search gần như biến mất, hoàn toàn không có bất kỳ lưu trữ nào trên thanh tab trình duyệt hay ở đâu đó giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nhất. Ví dụ, trong phiên bản Android sắp được ra mắt cuối năm nay, khi người dùng tìm kiếm tại Google Search, sau khi gõ một liên kết nào đó, Google Search đi tới một cửa sổ trình duyệt ngẫu nhiên, giúp bạn truy cập được liên kết đó. Nhưng nếu bạn tắt chúng đi, Google Search sẽ biến mất. Nhưng tại iOS, bạn có thể nhìn thấy Google Search được lưu giữ trong phần lịch sử của thanh cuộn dọc (Vertical Scroll) giúp bạn có thể tham khảo sau này. Vô cùng tiện dụng!
Dù là thế nhưng Google vẫn có nhiều ứng dụng không thực sự “hòa nhập” với iPhone. Dường như Google đang gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm ý tưởng nhằm tạo ra các ứng dụng thông minh, dễ sử dụng như Apple đã từng làm. Tuy nhiên, Motion Stills rất có thể lại là một câu chuyện khác của Google trên iOS.
Với Motion Stills, Google đã bẻ khóa (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) mã code của các hãng sản xuất điện thoại – bao gồm cả Apple – nhằm cố gắng tìm hiểu chúng trong suốt 3 năm qua. Thách thức ở đây: tận dụng những lợi ích thực tế của các camera trên điện thoại để có thể tạo ra những video ngắn dễ như việc bạn chụp một tấm ảnh và chia sẻ chúng một cách nhanh chóng với bạn bè, mọi người xung quanh.
HTC từng thử nghiệm với Zoe, Samsung có chế độ GIF giúp người dùng có thể tự chuyển đổi thành những video cực ngắn và thậm chí chính Apple cũng đang cố gắng phát triển điều này với Live Photos. Vì một số lí do khác nhau, tất cả những ứng dụng này đều có một số điểm trừ nhất định.
Một bức hình được chụp bằng tính năng Live Photo.
Đây là những gì sẽ diễn ra với các bức ảnh theo dạng Live Photo: luôn luôn tạo ra một video (siêu) ngắn mỗi khi bạn chụp 1 tấm hình. Để xem những đoạn video ngắn này bạn có thể vào mục Apple Photo, sử dụng 3D Touch hoặc nhấn – và – giữ bức hình để xem chúng chuyển động. Ứng dụng này không quá tệ nhưng nó không thực sự hữu ích như người dùng mong đợi.
Nếu muốn xem hình chuyển động, bạn cần nhấn và giữ hoặc sử dụng tính năng 3D Touch.
Motion Stills cũng tạo ra những video ngắn và đặt chúng trong một thư mục cuộn dọc theo đúng phong cách của Instagram. Khi nhìn vào các bức hình theo cách này, bạn sẽ cảm thấy thú vị và sống động hơn là cố gắng nhắc nhở bản thân phải nhấn hoặc phải sử dụng 3D Touch, khi muốn xem một bức hình chuyển động.
Điều khiến Motion Stills làm tốt hơn mức mong đợi là chúng chỉ hoạt động như một tấm ảnh động (GIF) hay một video ngắn thực sự. Và ứng dụng này còn có những tính năng hỗ trợ giúp chia sẻ video một cách trực tiếp, cùng những định dạng có thể hoạt động trên nhiều ứng dụng, nhiều thiết bị khác nhau.
Nhưng với Motion Still sẽ không cần phải nhấn hay giữ. Đây là một bức ảnh động hay 1 video ngắn đúng nghĩa.
Quay trở lại vấn đề chính, rất tiếc tất cả những điều tuyệt vời được liệt kê phía trên của Motion Stills chỉ dành cho iPhone và không dành cho Android. Rất có thể nhờ vào lợi thế từ phần cứng máy ảnh của Apple khiến Google dễ dàng phát triển ứng dụng này tại iOS hơn là trên Android chăng?
Dù Google là hãng phát triển Android, nhưng nếu xét cả về mặt số lượng và chất lượng, thật khó lòng tạo ra những ứng dụng có thể hoạt động hoàn hảo, thông minh và dễ sử dụng cho toàn bộ smartphone thuộc hệ điều hành này. Trong khi đó iPhone là điện thoại duy nhất sử dụng iOS, nên việc phát triển các tính năng cho iPhone sẽ dễ dàng hơn nhiều. Chính vì thế, đây vẫn là một bài toán khó gần như không có lời giải đối với Google trong thời điểm hiện nay. Và có lẽ Google phải cố gắng nhiều hơn trong việc phát triển cũng như tận dụng các lợi thế có sẵn để tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ, hay ho hơn nữa cho Android – “con đẻ” của Google.
Leave a Reply