Sri Lanka bắt tay với Google trong dự án phủ sóng Wi-Fi từ khinh khí cầu

đưa những quả Loon đầu tiên lên hồi tháng 2. Chính phủ cho biết, họ sẽ làm việc với để bao phủ toàn bộ đất nước này bằng trong vòng một năm.

Sri Lanka bắt tay với Google để phát triển dự án bao phủ toàn bộ nước này bằng từ những quả khinh khí cầu.

Sri Lanka bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sau khi cuộc nội chiếm đẫm máu kéo dài 26 năm kết thúc vào 2009. Để giữ đà tăng trường, chính phủ của quốc đảo này muốn biến nó trở thành một trung tâm công nghệ. Họ đầu tư hệ thống cáp Internet mới, chi tiền cho các hãng khởi nghiệp (startup) và hợp tác với Microsoft để nắm bắt công nghệ điện toán đám mây. Họ cũng mời chào Google, Facebook để tổ chức thử nghiệm những dự án tham vọng nhất như xe tự lái, máy bay không người lái và mới đây nhất là dự án cung cấp Wi-Fi từ khinh khí cầu.

16loon1-bb-baaacMKpDD
Dự án cung cấp kết nối Internet từ khinh khí cầu tại Sri Lanka bắt đầu triển khai thử nghiệm từ tháng 2. Ảnh: Rediff.

Loon là dự án của Google nhằm phát triển những chiếc khinh khí cầu mang đến kết nối Internet cho các vùng sâu. Công nghệ này được thử nghiệm vài năm qua nhưng quy mô không lớn. Rama – công ty kiểm soát bởi hãng đầu tư Chamath Palihapitiya và chính phủ Sri Lanka đảm nhiệm việc hợp tác này. Google đưa những quả khinh khí cầu Loon đầu tiên lên bầu trời Sri Lanka hồi tháng 2. Chính phủ cho biết, họ sẽ làm việc với Google để bao phủ toàn bộ đất nước này bằng mạng Wi-Fi trong vòng một năm.

“Đây là một động thái thực sự có ý nghĩa mà chính phủ thúc đẩy phát triển”, đại diện Rama cho hay. “Nếu chúng tôi làm được điều này tại Sri Lanka, nó sẽ tạo ra một tiền lệ cho phần còn lại của thế giới”.

Trong hợp đồng giữa các bên, Google là người chịu trách nhiệm phủ sóng, phát triển và bảo dưỡng các quả khinh khí cầu trong khi người Sri Lanka sẽ quản lý phần mềm và thu phí. Người dùng Sri Lanka vẫn sẽ trả phí dữ liệu cho nhà mạng. Nhà mạng sau đó sẽ thanh toán lại cho Rama.

Khi hoàn thiện, Loon sẽ mang đến giải pháp kết nối Internet rẻ hơn nhiều so với dùng cáp biển – vốn phải đi qua những nút thắt của khu vực như Singapore và Hong Kong. Nhà cung cấp dịch vụ tại các nước phát triển châu Á và Nam Mĩ phải trả giá cao gấp 10 lần tiền băng thông so với châu Âu và Mỹ, theo ước tính của TeleGeography. Trong khi đó, lượng dữ liệu người Sri Lanka sử dụng tăng đều 45% mỗi năm. Mức tăng trưởng này không đổi trong một thập kỷ tới.

Tăng băng thông của đất nước là một tiêu chí quan trọng để đạt mục tiêu đưa Sri Lanka vào nhóm những người phát triển kinh tế thông qua công nghệ. Tốc độ băng thông trung bình tại nước này là khoảng 5,1 Mb/s (theo Akamai) – tốt hơn nhiều so với Ấn Độ (2,5 Mb/s), Trung Quốc (3,7 Mb/s) nhưng thua xa tốc độ trung bình tại Mỹ (11,7 Mb/s), Singapore (12,5 Mb/s) hay Hong Kong (15,8 Mb/s).

Nếu dự án này thành công, Sri Lanka sẽ tiếp tục hợp tác với chương trình phát sóng Wi-Fi từ máy bay không người lái của Facebook, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh. “Nếu giải quyết được vấn đề này tại Sri Lanka, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển tại Philippine và Việt Nam”, Palihapitiya cho hay.

Hiện tại, các bên vẫn chưa tiết lộ thông tin cụ thể về dự án này. Đại diện công ty mẹ của Google là Alphabet chỉ cho biết, các thử nghiệm ban đầu đã thành công. Họ cũng khẳng định sẽ làm việc với nhiều nhà cung cấp trên thế giới. Google được cho đang bắt tay với Indonesia và Ấn Độ để tiến hành thử nghiệm tương tự.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *