Giờ đây Youtube có hối hận khi bán mình cho Google ?

Sáp nhập với để tận dụng được nguồn lực tài chính cũng như băng thông, server của công ty để tiếp tục quảng bá rộng rãi hơn hoàn toàn không phải một ý tưởng tồi.

Sau khi bán công ty với giá hơn 1,6 tỷ USD năm 2006, các nhà sáng lập Youtube chỉ nhận được một khoản nhỏ trong đó. Phải chăng đáng lẽ họ nên giữ lại công ty và phát triển đến mức khổng lồ như hiện nay

Đây là một câu hỏi khá thú vị và thu hút sự chú ý trên mạng hỏi đáp Quora. Hầu hết các câu trả lời được mọi người đồng tình nhiều nhất đều cho rằng quyết định bán công ty là hoàn toàn hợp lý.

Thứ nhất, online video là một trong lĩnh vực hoạt động rất tốn kém, ngay cả ở thời điểm hiện nay, do chi phí băng thông cũng như server. Khi lượng video tăng lên, chi phí server cũng sẽ tăng vọt. Thời điểm đó, dù đã được đầu tư nhưng Youtube vẫn cần nhiều chi phí hơn thế để chi trả cho lưu lượng truy cập cũng như băng thông tiêu thụ. Chính vì vậy, sáp nhập với Google để tận dụng được nguồn lực tài chính cũng như băng thông, server của công ty để tiếp tục quảng bá Youtube rộng rãi hơn hoàn toàn không phải một ý tưởng tồi.

youtube-1-bb-baaadKkW7p

Thứ hai, Youtube cũng gặp phải các vấn đề về bản quyền. Những người khởi tạo nội dung trên Youtube bắt đầu phàn nàn về tình trạng bị ăn cắp video và có những động thái chống lại công ty, điển hình là các vụ kiện cáo. Youtube khi đó chỉ là một công ty khởi nghiệp chứ chưa phải một doanh nghiệp lớn để có thể chi trả (chi phí cố vấn pháp luật hay tiền phạt) cho những vụ kiện tụng như vậy. Trong khi đó, nếu nằm về phe của Google, được hưởng sái tiềm lực tài chính lẫn quyền thương lượng của ông lớn, cuộc chơi của Youtube sẽ hoàn toàn bước sang trang mới.

youtube-2-bb-baaadWtThM

Website Youtube thời điểm năm 2006

Nhiều người đặt câu hỏi liệu Youtube có bán mình với cái giá quá rẻ (hơn 1,5 tỷ USD) bởi chỉ cần đợi 1 năm sau đó công ty đã rất có thể đã được định giá 10 tỷ USD? Câu trả lời là điều đó còn phụ thuộc vào tình hình tài chính của công ty ở thời điểm bán. Khi các sáng lập viên không còn cách nào chi trả hết các chi phí, cân đối lại ngân sách hay đảm bảo một tương lai “chắc chắn thắng”, nhận được lời đề nghị mua lại từ một hãng công nghệ danh tiếng không khác gì chiếc phao cứu sinh. Hay nói cách khác, trong trường hợp này, việc bán có hơi rẻ cũng không phải do các sáng lập viên không nhìn thấy được tiềm năng của công ty mà đơn giản chỉ là họ muốn chọn một vùng vịnh an toàn, chắc chắn hơn cho con thuyền của mình thay vì cứ đâm đầu lao vào vùng lốc xoáy.

Hơn thế nữa, việc dự đoán nếu không bán mình cho Google thì liệu Youtube hiện nay sẽ ra sao cũng rất khó để đưa ra được kết quả xác đáng. Nếu không có mạng quảng cáo và kho dữ liệu tuyệt vời của Google, đồng bộ tài khoản Google vào Youtube hay việc cỗ máy tìm kiếm luôn ưu ái kết quả là video Youtube lên đầu thì liệu Youtube có thể đạt được thành công lớn như ngày nay? Tất cả những điều này đều cần được nhắc đến khi cân đo thiệt hơn cho Youtube trong thương vụ này.

Nói tóm lại, việc bán mình cho Google của Youtube hoàn toàn không phải một quyết định bồng bột của những gã sáng lập tuổi đôi mươi mà thực sự là một ván cờ có lợi cho cả Youtube lẫn chính người dùng của mạng video lớn nhất hành tinh này.

Theo tin tuc

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *