Sân golf Trung Quốc càng bị cấm thì càng xây
“Biệt thự mới là thành tố chủ chốt tạo nên lợi nhuận”, một nhà thầu thứ cấp từng được mời xây một sân golf ở phía Đông Trung Quốc thổ lộ. “Chúng tôi mua đất rẻ, kiếm tiền nhờ kinh doanh biệt thự xung quanh đó, còn chính quyền thì thu hút được những người giàu có đến địa phương”, ông nói thêm.
Để lách lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc, nhà thầu và giới chức địa phương có quy định không nhắc đến từ “sân golf” trong đơn xin cấp phép xây dựng mà đổi thành trung tâm huấn luyện thể thao, khu nghỉ dưỡng…
- Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
Sân golf Mission Hills tại Thâm Quyến (Trung Quốc) là một trong những nơi giới giàu có nước này thể hiện năng lực tài chính của mình. |
Vài tháng qua, giới chức Trung Quốc đã cho đóng cửa hàng loạt sân golf. Điển hình là vụ xới tung một sân 18 lỗ ở ngoại ô Bắc Kinh hồi tháng 3. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cho đóng cửa 2 địa điểm khác, chuyển đổi sử dụng một sân sang công viên sinh thái và một thành trang trại trồng trà. Đây được xem là lời cảnh báo của chính quyền đến những nhà phát triển phớt lờ lệnh cấm xây mới sân golf từ năm 2004.
Cơ quan kiểm toán quốc gia Trung Quốc (CNAO) đã công bố danh sách 2 doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước nhưng không tuân thủ. Reuters dẫn lời một nhà thầu Trung Quốc đã xây sân golf sau lệnh cấm khẳng định đây là một chiến dịch trấn áp. Người này cũng cho biết ông không quan tâm tới điều đó bởi chính quan chức địa phương rất mong muốn có sân golf để kiếm các khoản lời từ bán đất và thu hút giới nhà giàu.
Lệnh cấm năm 2004 nhằm bảo vệ quỹ đất và nguồn nước của Trung Quốc đang bị thu hẹp từng ngày. Tuy nhiên, theo một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến môn thể thao này tại Thâm Quyến (Trung Quốc), tính đến hết năm 2013 các nhà thầu cả nước đã xây 639 sân, cao gấp 3 lần con số năm 2004.
Để lách luật, những đơn vị đầu tư cũng như chính quyền địa phương đã sửa mục đích sử dụng đất trong giấy phép xây dựng, thay vì gọi đó là sân golf. Lúc này, các dự án sẽ trở thành những trung tâm huấn luyện thể thao hay khu nghỉ dưỡng du lịch, rất nhiều trong số đó còn kèm những khu biệt thự cao cấp.
“Tôi chưa từng thấy ai dùng từ ‘sân golf’ trong tên dự án hay điền vào phần mục đích sử dụng đất khi nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng”, luật sư Zhu của văn phòng luật Zhong Lun (Bắc Kinh) cho biết.
- Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Cuối tháng 6, CNAO công bố khảo sát diện rộng trong đó nêu đích danh công ty thuốc lá quốc gia (CNTC) đã xây dựng một sân golf bất hợp pháp và Tập đoàn luyện kim quốc gia (CMGC) xây 2, trong khoảng năm 2007 đến 2012. Hai doanh nghiệp này ngay sau đó tuyên bố đã yêu cầu đóng cửa sân và trừng phạt những quan chức liên quan tới vụ việc.
Golf là môn thể thao được rất nhiều người giàu có Trung Quốc lựa chọn nhằm khẳng định vị thế tài sản của mình. Tại sân Mission Hills (Thâm Quyến), phí thành viên lên tới 322.100 USD. Không chỉ vậy, xây một sân golf là cuộc chơi chỉ có chiến thắng dành cho nhà thầu và chính quyền địa phương. Giới chức bán đất giá rẻ để thu lợi riêng, các công ty phát triển mua lại rồi xây sân, kèm với hàng loạt biệt thự đi kèm.
“Biệt thự mới là thành tố chủ chốt tạo nên lợi nhuận”, một nhà thầu thứ cấp từng được mời xây một sân golf ở phía Đông Trung Quốc thổ lộ. “Chúng tôi mua đất rẻ, kiếm tiền nhờ kinh doanh biệt thự xung quanh đó, còn chính quyền thì thu hút được những người giàu có đến địa phương”, ông nói thêm.
Lúc này, chỉ có người nông dân phải chịu thiệt thòi và hậu quả sau cùng. Một trong số lý do để Trung Quốc ban hành lệnh cấm năm 2004 là việc lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu để trồng cỏ phục vụ sân chơi đã gây ra ô nhiễm nguồn nước. “Có rất nhiều sân xây xong đang tạo ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường”, giám đốc Viện nghiên cứu môi trường và cộng đồng Ma Jun nhận định.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply