Hồ sơ xin việc: 6 điều cần phải lưu ý khi xin việc trực tuyến

Bạn có thể gửi một email đính kèm CV để đăng ký phỏng vấn, và vẫn có thể tiếp tục gửi email để tham dự phỏng vấn lần hai, nếu nhà tuyển dụng không có ý kiến phản đối.

 
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngày nay bạn chỉ cần click vào góc “Việc tìm người” thì bạn đã có thể thử sức với công việc mới. Vấn đề còn lại là đơn xin việc trực tuyến. Hãy làm cho các nhà tuyển dụng dù không thấy mặt nhưng vẫn phải ấn tượng với bạn.
 

1. Đề cao sự chính xác

Bạn hãy tận dụng tối đa những từ ngữ và cách nói chuyện chuyên môn của nghề nghiệp để viết đơn xin việc của mình. Không nên dài dòng mà hãy sử dụng một văn phong khoa học, ngắn gọn nhất mà bạn có thể. Hãy nói chính xác những gì bạn có và những gì bạn hy vọng qua đơn xin việc này.
 

2. Trung thực

Đừng nghĩ rằng xin việc qua mạng nếu bạn có nói quá điều gì thì cũng không ai biết. Trên thực tế, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể dùng chính Internet để kiểm tra độ chính xác của thông tin bạn đưa ra.

 
Bạn muốn tìm kiếm những thông tin về kinh doanh, kinh tếcông nghệ mới nhất ? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào Tin tức mới nhất này để bổ sung kiến thức cho riêng mình!!!
 
 

Đừng phí thời gian giả mạo, hãy khai một cách trung thực về kinh nghiệm làm việc của mình. Như thế rất có thể bạn sẽ tìm được một việc không đúng với chuyên môn và sở thích của mình, mà còn có nguy cơ gặp rắc rối về sau.
 

3. Nộp đơn nhiều lần

Khi đơn xin việc của bạn đến website của nhà tuyển dụng, website này sẽ tự động xếp nó vào cung các đơn khác theo trình tự thời gian. Nếu trong ngày hôm đó đơn của bạn đến sớm nhất thì thật là may mắn, vì nhà tuyển dụng thường chỉ đọc một vài đơn nộp gần nhất. Còn nếu không, tên bạn rất dễ bị bỏ qua. Do đó, hãy thường xuyên nộp lại lý lịch và hồ sơ xin việc của mình để xác suất nhà tuyển dụng bỏ sót bạn là ít nhất.
 

4. Rõ ràng và nổi bật

Cách trình bày là rất quan trọng vì đọc trên màn hình khó hơn đọc trên giấy, những thuộc tính kỹ thuật của Internet cho phép bạn sử dụng từ in đậm, từ gạch dưới hay đánh số các đề mục trên văn bản để làm nổi bật những điểm chính trên lý lịch của mình. Bạn cũng có thể chia email của mình thành nhiều đoạn ngắn ngăn cách nhau bằng một hàng ngang dấu cộng (+) hoặc dấu hoa thị (*)
 

5. Chứng tỏ một phong cách làm việc chuyên nghiệp

Bạn có thể gửi một email đính kèm CV để đăng ký phỏng vấn, và vẫn có thể tiếp tục gửi email để tham dự phỏng vấn lần hai, nếu nhà tuyển dụng không có ý kiến phản đối.
Tuy nhiên, ở đơn xin việc đầu tiên bạn nên trả lời đầy đủ các câu hỏi mà bạn nghĩ có liên quan đến bạn và công việc, để tránh cho công ty phải hỏi thêm. Nếu email của bạn quá sơ sài và ngắn gọn, công ty pải gọi điện hay email đi email lại để hỏi thêm thì họ sẽ rất khó chịu. Trong email của mình, nếu bạn nghĩ rằng một vài thông tin của bạn có thể làm nảy sinh câu hỏi thêm thì bạn hãy trả lời luôn cả những câu hỏi đó.
Bạn có thể nhớ lại lần đi phỏng vấn cho công việc trước đây để giúp ích thêm.
 

6. File đính kèm

Đừng attach những file không thật sự cần thiết, khi gửi những file đính kèm quá lơn, bạn đã từ làm mất cơ hội đưa lá đơn của mình đến tay người tuyển dụng.
Công ty sẽ ngại mở những file đó ra vì sợ virus, hoặc có những công ty còn cài đặt hệ thống tự động xóa các file lớn đính kèm ngay khi email đến.
Nếu bạn muốn gửi kèm một số file, hãy nói rõ trong email là bạn attach những file có nội dung gì. Đồng thời, hãy chia nhỏ tài liệu của mình thành nhiều file đính kèm. Nhưng tốt nhất là bạn hãy gửi fax đến tận nơi nếu bạn có nhiều giấy tờ cần nộp.
Quản trị Doanh Nghiệp
  Khám Phá Thế Giới
Phong cách Cuộc Sống
Dự Án Kinh Doanh
Tin Tức Doanh nghiệp

 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *