Ý nghĩa cái ‘bắt tay’ giữa Xiaomi và Microsoft là gì ?

Thỏa thuận sở hữu trí tuệ của là nhằm giúp , một công ty vấp phải rất nhiều rắc rối liên quan đến sở hữu trí tuệ, thoát ra khỏi những trở ngại đó.

Khi Xiaomi và Microsoft cùng , cả hai được gì? Xiaomi cần gì ở cái tên Microsoft?

xiaomi-bb-baaacSrXn9

Cùng giúp nhau trong cuộc chiến ?

Ngày 31/5, Xiaomi và Microsoft vừa tuyên bố thỏa thuận hợp tác. Thỏa thuận được đưa ra khi cả 2 công ty đang phải đương đầu với nhiều khó khăn trong thị trường smartphone.

Bắt đầu từ tháng 9, các smartphone Xiaomi được cài sẵn ứng dụng Office và Skype của Microsoft, trong khi đó Xiaomi sẽ nhận được một số bằng sáng chế cần thiết để mở rộng sang thị trường phương Tây.

Xiaomi cho biết thỏa thuận cấp quyền sử dụng chéo và chuyển nhượng bằng sáng chế được hai bên đưa ra vào thứ 4 vừa rồi đã giúp Xiaomi đạt được mục tiêu xây dựng mối quan hệ với các công ty hàng đầu trong ngành công nghệ. Trong khi đó, Microsoft lại có thêm nền tảng để mở rộng dịch vụ của mình.

Thỏa thuận được đưa ra trong thời điểm cả hai công ty đều gặp một số vấn đề. Microsoft thì mãi chỉ tạo ra được những chiếc smartphone không phù hợp với thị hiếu của người dùng. Thị phần toàn cầu hệ điều hành Windows Mobile đã sụt giảm gần 2% so với năm ngoái, theo IDC. Tình trạng của Xiaomi khá khẩm hơn một chút nhưng cũng không phải bằng phẳng.

Thỏa thuận này là một bước tiến rất quan trọng cho Xiaomi trong con đường trở thành một thương hiệu điện tử tiêu dùng toàn cầu. Doanh số smartphone quý đầu của hãng đã giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Counterpoint Research. Xiaomi cách đây hơn một năm còn là hãng sản xuất smartphone có thị phần lớn thứ 3 toàn cầu thì nay đã rơi khỏi top 5.

Smartphone của Xiaomi không thể sánh với chất lượng của Apple hay thậm chí là Huawei. Con số tăng trưởng Xiaomi có được xuất phát từ những model giá rẻ bán ra tại Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc. Điều này lý giải vì sao tổng doanh thu của Xiaomi năm ngoái không hề tăng so với năm trước đó, giống như báo cáo Fortune đưa ra hồi tháng này.

Thỏa thuận sở hữu trí tuệ của Microsoft là nhằm giúp Xiaomi, một công ty vấp phải rất nhiều rắc rối liên quan đến sở hữu trí tuệ, thoát ra khỏi những trở ngại đó. Khó khăn về sở hữu trí tuệ đã khiến Xiaomi với 5 năm kinh doanh trong thị trường smartphone nhưng lại là công ty sản xuất smartphone lớn cuối cùng của Trung Quốc trang bị cảm biến vân tay vào sản phẩm. Chính những điểm yếu về sở hữu trí tuệ đã khiến Xiaomi ngần ngại bước vào các thị trường đang phát triển, nơi nguy cơ kiện tụng là rất cao.

Thế nhưng, chỉ với bằng sáng chế không thôi thì chẳng đủ để giúp Xiaomi mở rộng sang thị trường châu Âu và Mỹ. Mô hình kinh doanh lõi của Xiaomi đó là: bán điện thoại trực tuyến với giá không thể rẻ hơn, gần như không lợi nhuận với hy vọng thu hút người sử dụng dùng dịch vụ của hãng. Mô hình này rất khó nhân rộng bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Những người mua hàng tại các quốc gia khác, ví dụ như Mỹ, đều thích đến tận cửa hàng và tự tay chọn lấy một chiếc điện thoại. Tại Ấn Độ, Xiaomi phải nhờ vào các đối tác phân phối để bán sản phẩm. Ngoài ra, các dịch vụ của Xiaomi cũng bị giới hạn bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Hệ điều hành hiện tại của hãng được xây dựng dựa trên nền tảng Android của Google. Bởi các dịch vụ của Google bị chặn tại Trung Quốc, Google cho phép Xiaomi cung cấp các dịch vụ của hãng thay thế cho các dịch vụ của Google. Nhưng bên ngoài Trung Quốc, các sản phẩm của Xiaomi chạy các dịch vụ và kho ứng dụng Google.

Phó chủ tịch Xiaomi, ông Hugo Barra và các giám đốc khác cho biết này là một công ty , không phải là một công ty bán smartphone. Lý do là bởi các dịch vụ như âm nhạc, video và game của Xiaomi đang kiếm tiền từ mỗi người sử dụng ở Trung Quốc, dù chỉ là rất ít.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng trong doanh số smartphone vẫn là một yếu tố ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của hãng. Doanh số smartphone quyết định mức chi tiêu cho các dịch vụ như âm nhạc và video. Nhà phân tích Apple Toni Sacconaghi đã chỉ ra rằng các dịch vụ mà Apple sở hữu chịu ảnh hưởng lớn từ doanh số smartphone. Khi mọi người mua một chiếc điện thoại mới, họ sẽ mua cả các dịch vụ mới và khi chiếc điện thoại cũ thì mua ít dịch vụ hơn. Tình hình của Xiaomi cũng như vậy.

Xiaomi hy vọng Microsoft có thể giúp smartphone của hãng tạo dựng tên tuổi tốt hơn. “Xiaomi phải đánh đổi một cái giá nhất định để được bảo vệ sở hữu trí tuệ. Nhưng đổi lại, Microsoft sẽ gắn liền với Xiaomi như một đối tác quan trọng để mở rộng hệ sinh thái”, theo nhận định của ông Neil Shah, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Counterpoint Research tại Ấn Độ.

Đừng quên trước đó Microsoft đã có một chuyến hành trình lạc lối trong thế giới smartphone và vứt đi 7,2 tỷ USD cho cuộc chơi với Nokia kể từ năm 2014. Hãy cùng chờ xem sự kết hợp giữa hai công ty này có đem lại dấu hiệu lạc quan nào cho cả hai không.

Theo tin tuc

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *