Smartphone màn hình dẻo : Giấc mơ vẫn còn xa tầm với

Lý do chính khiến vẫn chưa được thương mại hóa là vì công nghệ sản xuất loại màn hình này thực sự vô vùng phức tạp.

Các rào cản công nghệ và thiết kế là những lý do khiến không nhiều công ty mặn mà với việc sản xuất màn hình dẻo.

Chúng ta đã nghe nhiều về cuộc cách mạng màn hình dẻo trong những năm gần đây. Dường như mọi hội chợ đồ điện tử đều trưng bày những màn hình AMOLED cuộn và gấp được. Vậy thì tại sao những sản phẩm khiến người dùng hào hứng này lại chưa thực sự được bán ra trên thị trường? Theo tiến sĩ Bill Liu đến từ công ty sản xuất màn hình Royole, chế tạo màn hình dẻo là một công việc phức tạp và đầy rủi ro, nên chẳng công ty nào có thể sản xuất loại màn hình này với số lượng đủ lớn cả.

Lý do chính khiến màn hình dẻo vẫn chưa được thương mại hóa là vì công nghệ sản xuất loại màn hình này thực sự vô vùng phức tạp. “Có nhiều vấn đề phải xử lý trong màn hình dẻo. Có nhiều vật liệu khác nhau – chất bán dẫn, dây dẫn, chất cách điện, chất nền – được tích hợp trong một tấm film rất mỏng. Nếu nhà sản xuất thay đổi một vật liệu, họ cũng phải thay đổi các vật liệu khác để đảm bảo tính đồng bộ và tương thích”, tiến sĩ Liu cho biết. Vì thế, sẽ mất rất nhiều thời gian để phát triển nhiều loại vật liệu cùng một lúc.

smartphone-man-hinh-deo-1-bb-baaaceDcYF

Các nhà sản xuất không chỉ gặp khó khăn về vật liệu. Các quy trình thiết kế thiết bị, mạch điện và sản phẩm cũng còn quá mới mẻ và tốn nhiều thời gian để phát triển. Sản lượng cũng là một yếu tố quan trọng khác. Tiến sĩ Liu cho biết Royole đã thảo luận với nhiều nhà sản xuất và máy tính bảng, và họ thực sự quan tâm đến màn hình dẻo. Nhưng họ chưa sản xuất thiết bị màn hình dẻo vì hiện nay chưa có nhà cung ứng màn hình dẻo với số lượng lớn nào trên thị trường. Vì thế, ngay cả khi công nghệ này mới và rất hấp dẫn, họ cũng không dám chấp nhận rủi ro. Đó là lý do tại sao Royole đã gây vốn hơn 200 triệu USD để xây dựng cơ sở sản xuất màn hình dẻo ở Trung Quốc, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất trong tương lai.

Trong khi đó, các ông lớn như Samsung và LG vẫn chưa thực sự chú trọng phát triển màn hình dẻo. Tiến sĩ Liu cho biết hai hãng điện thoại này mới chỉ tập trung vào màn hình cong hơn là màn hình dẻo hoàn chỉnh. Cách đây một vài năm, họ đã cũng có làm màn hình dẻo nhưng chưa đạt được bước đột phá nào. Khi đó, các chuỗi cung ứng thiết bị và vật liệu vẫn chưa phát triển như bây giờ. Theo ông, nếu Samsung và LG có thể phát triển thành công màn hình dẻo thì đó sẽ là điều có lợi cho cả ngành công nghệ.

Vậy thì một chiếc smartphone màn hình dẻo sẽ trông như thế nào? Liệu nó có giống một thanh cao su trong suốt hay một tấm bản đồ gập không? Về vấn đề này, tiến sĩ Liu cho biết điều người dùng thực sự muốn là gộp cả tính linh động và trải nghiệm xem video màn hính lớn vào một thiết bị. Ngay cả khi thiết bị này có cồng kềnh hơn đi nữa, ít nhất nó cũng phải mang theo được. Thế là đủ với người dùng vì họ muốn màn hình lớn để xem phim. Kích thước màn hình là điều quan trọng nhất, những thứ khác thì có thể giữ nguyên như hiện tại.

smartphone-man-hinh-deo-2-bb-baaacEoDmX

“Một thiết bị có màn hình lớn nhưng vẫn bỏ túi được là lý tưởng nhất. Người dùng muốn một thiết bị có đầy đủ tính năng của PC, smartphone và hơn thế nữa. Màn hình dẻo có tiềm năng để kết hợp tất cả tính năng này vào một thiết bị. Điều này sẽ làm thay đổi toàn bộ ngành công nghệ”, tiến sĩ Liu nói.

Màn hình gập mới chỉ là bước chạy đà. Tiến sĩ Liu tin rằng khi công nghệ phát triển hơn trong tương lai, người dùng có cuộn màn hình gọn lại như một cái bút. Và khi cần thì người dùng có thể trải ra thành một màn hình lớn hơn. Đó là một tương lai đáng mong chờ, nhưng có vẻ như viễn cảnh này vẫn vượt quá tầm của công nghệ hiện tại.

Nhưng tiến sĩ Liu vẫn tỏ ra lạc quan. “Nếu chúng tôi có thể làm ra số màn hình dẻo đủ lớn thì sẽ có rất nhiều cơ hội. Tôi không lo về thị trường. Có nhiều công ty quan tâm đến công nghệ này. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang đẩy mạnh xuất. Nhưng màn hình dẻo là một thứ mới lạ với người dùng. Họ sẽ cần thời gian để làm quen với công nghệ này. Đó là thách thức lớn nhất”, ông chia sẻ.

Nhưng sản xuất màn hình dẻo với số lượng lớn là chưa đủ. Tạo ra các ứng dụng thương mại cũng là một yếu tố quan trọng khác, đặc biệt là ở quy mô lớn. Tiến sĩ Liu thừa nhận ngành công nghệ hiện chưa có nhiều kinh nghiệm thiết kế cho các thiết bị màn hình dẻo. Đây sẽ là thách thức cho toàn ngành công nghệ nói chung.

Thei tin tuc

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *