Cách xử lý của mạng xã hội khi chủ tài khoản “trở về với cát bụi”

Trước đây, chỉ cho phép người thân yêu cầu xoá đi tài khoản khi một người dùng qua đời. Tuy nhiên, cách đây không lâu, này đã thêm vào tính năng chọn “Người thừa kế” theo nhiều ý kiến phản hồi từ người dùng.

Cuộc sống cũng có hồi kết, và bạn đã bao giờ thắc mắc điều này chưa

Ngày nay, mạng xã hội đang đóng vai trò rất lớn và là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Cũng từ đây, mạng xã hội đã góp phần tạo nên một cách sống mới cho con người khi mọi việc như giao tiếp, trao đổi và chia sẻ thông tin với người khác đều qua nó.
Tuy vậy, cuộc sống cũng có hồi kết, và liệu khi một người “trở về với cát bụi” thì những tài khoản mạng xã hội này sẽ ra sao? Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc những phương án xử lý của các mạng xã hội phổ biến trong tình huống này.

1. Facebook

Trước đây, Facebook chỉ cho phép người thân yêu cầu xoá đi tài khoản khi một người dùng qua đời. Tuy nhiên, cách đây không lâu, mạng xã hội này đã thêm vào tính năng chọn “Người thừa kế” theo nhiều ý kiến phản hồi từ người dùng.

02-1478283296476

Chúng ta có thể tự thiết lập ai sẽ là người thừa kế tài khoản của mình khi qua đời, hoặc là yêu cầu xoá bỏ vĩnh viễn.

Theo đó, chúng ta sẽ có thể sử dụng chức năng chỉ định một người dùng trong danh sách bạn bè, để “người thừa kế” có thể giúp tiếp quản tài khoản sau khi khi mình mất. Bên cạnh đó, người thân hay bạn bè của chủ tài khoản đã qua đời có thể gửi yêu cầu trực tiếp cho Facebook xử lý qua mục “Yêu cầu tưởng nhớ”.

Còn đây là khi chúng ta báo cho Facebook một người nào đó đã qua đời để họ tiến hành “tưởng nhớ tài khoản”. Người thừa kế sẽ có thể thay đổi ảnh bìa, ảnh đại diện của tài khoản đó. Hay viết một thông báo về sự mất mát của gia đình và ghim nó lên đầu trang.

Họ có thể xem mà không thể chỉnh sửa hay xóa các kho lưu trữ hình ảnh, bài viết của người đã khuất. Cùng với đó là họ sẽ không được cấp phép truy cập vào phần tin nhắn, vì đây được coi là “tài sản” riêng của người dùng.

you-can-now-decide-who-will-run-your-facebook-aft-2-11684-1423763902-9-dblbig-1478283361719

Phía trên tài khoản người quá cố sẽ có dòng chữ “Remembering” (tưởng nhớ) để phân biệt với người dùng khác.

2. Twitter

Có phương án xử lý khá giống Facebook, Twitter cũng cho phép ủy quyền tài khoản cho một người thứ 2 để quản lý hoặc xóa vĩnh viễn nó. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể tương tác hay đưa ra một tweet trên tài khoản của người đã mất. Nếu có yêu cầu muốn xóa tài khoản, cần cung cấp một số thông tin về chủ tài khoản như bản sao chứng minh nhân dân hay bản sao giấy chứng tử.

3.

Đối với Instagram, mặc dù cũng là của Facebook, thế nhưng mạng xã hội này lại có cách xử lý nghiêm ngặt hơn. Cụ thể, nếu chủ tài khoản đã mất, Instagram sẽ không cho phép bất cứ ai đăng nhập vào tài khoản để “tưởng nhớ” và đương nhiên là không thể thay đổi like, followers, tags, post và comment của tài khoản này.

Ngoài ra, người thân của chủ tài khoản có thể kiến nghị xóa tài khoản này vĩnh viễn cùng các thông tin liên quan. Tất nhiên, những bài hình ảnh được chia sẻ bởi tài khoản này vẫn được những người theo dõi nhìn thấy như một sự tưởng niệm nhưng tài khoản của họ sẽ không thể tìm thấy trong kết quả tìm kiếm.

4.

Đối với Gmail thì Google cũng có chính sách tiếp quản tài khoản dành cho người quá cố khá đặc biệt. Cụ thể, trong Menu “Trình quản lý tài khoản không hoạt động”, chúng ta có thể chọn chia sẻ tài khoản cho người khác hay xóa tài khoản của mình sau một thời gian không hoạt động.

04-1478284353103

Chúng ta cũng có thể thiết lập thời gian chờ nếu không đăng nhập thì sẽ tự động xoá tài khoản hoặc chia sẻ cho người thừa kết.

5.

Với Apple thì hãng này có quy định đối với tài khoản Apple ID rất khác biệt. Cụ thể, người dùng phải cam kết với Apple rằng tài khoản của họ sẽ bị chấm dứt hoạt động khi họ qua đời. Theo đó, khi nhà Táo nhận được bản sao giấy chứng tử của một người, đây sẽ là lúc tài khoản của họ bị xóa hoàn toàn trên hệ thống của công ty.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *