Cách bảo vệ an toàn khi sử dụng wi-fi công cộng
Trước khi làm điều gì quan trọng, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng một kết nối an toàn. Chú ý kĩ phần đầu của dòng địa chỉ xem có xuất hiện ổ khóa màu xanh (HTTPS) hay chưa, bởi điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc bị mất cắp dữ liệu.
Không thể phủ nhận sự thuận tiện của mạng Wi-Fi miễn phí tại các địa điểm công cộng. Tuy nhiên, độ an toàn trên các mạng Wi-Fi “xài chùa” này là vấn đề lớn mà bạn cần quan tâm.
Theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng Wi-Fi công cộng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bị tấn công, mất dữ liệu, tài khoản ngân hàng. Tin tặc có thể tạo ra các điểm truy cập giả mạo để dụ người dùng kết nối, hoặc sử dụng phương thức Man-in-the-Middle nhằm đánh chặn dữ liệu. Vậy làm thế nào để an toàn hơn khi sử dụng Wi-Fi công cộng?
1. Không kết nối vào mạng Wi-Fi đáng ngờ
Hiện nay, những vị trí phủ sóng Wi-Fi miễn phí đều rất đa dạng. Từ các văn phòng công ty, quán cà phê cho đến sân bay và khách sạn. Hầu hết những địa điểm này thường có lượng người truy cập rất lớn, do đó các tin tặc thường chọn đây là nơi để “hành sự”.
Bạn nên biết rằng wifi công cộng luôn tiềm tàng rất nhiều rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất là việc bị hack tài khoản và bị nghe lén các cuốc trao đổi qua internet.
Theo đó, tin tặc sẽ tạo ra các kết nối Wi-Fi giả mạo có tên giống y hệt. Và nếu có lỡ truy cập vào những mạng Wi-Fi này, người dùng vẫn có thể kết nối và làm việc bình thường, thế nhưng tin tặc sẽ dễ dàng đánh cắp thông tin khi chúng ta bắt đầu duyệt Internet.
Chính vì thế, nếu trong cùng một địa điểm mà bạn thấy có tới 2 (hoặc nhiều hơn) mạng Wi-Fi mà có tên giống y hệt nhau, tốt nhất là không nên kết nối. Bởi lẽ, chúng ta sẽ chẳng thể biết được đâu là thật và đâu là giả.
2. Sử dụng kết nối an toàn
Trước khi làm điều gì quan trọng, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng một kết nối an toàn. Chú ý kĩ phần đầu của dòng địa chỉ xem có xuất hiện ổ khóa màu xanh (HTTPS) hay chưa, bởi điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc bị mất cắp dữ liệu.
Cài Https Everywhere. Đây là chương trình giúp bạn kết nối vào bản https (phiên bản an toàn) của tất cả các web mà bạn muốn truy cập.
Không nên thực hiện các giao dịch ngân hàng hoặc mua sắm trực tuyến khi sử dụng Wi-Fi công cộng, nếu trong trường hợp bất khả kháng, người dùng nên làm việc này trên smartphone với các trình duyệt bảo mật như Krypton Anonymous hay Javelin Incognito…
3. Đừng lưu lại mạng Wi-Fi đã kết nối
Hãy ghi nhớ thói quen này, đó là sau khi đã hoàn tất mọi phiên duyệt web, bạn cần đảm bảo rằng mình đã đăng xuất (log off) khỏi mọi dịch vụ, tài khoản liên quan.
Tắt chế độ kết nối tự động vào các điểm wifi trên máy tính và di động,bạn nên chủ động kết nối vào internet khi bạn cần.
Chưa hết, bạn cũng cần thông báo cho thiết bị (máy tính, smartphone hay tablet) hãy “quên” đi mạng Wi-Fi vừa sử dụng. Với thói quen này, thiết bị của bạn sẽ không còn gặp tình trạng tự động kết nối lại vào mạng Wi-Fi mà trước đây từng sử dụng.
4. Không truy cập vào tài khoản ngân hàng
Tuyệt đối không hé lộ các thông tin cá nhân quan trọng của bạn cho bàn dân thiên hạ, ví dụ như số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ nhà…
Hãy nhớ rằng tuyệt đối không bao giờ được truy cập vào các tài khoản ngân hàng khi sử dụng Wi-Fi công cộng, dù cho bạn có sử dụng tường lửa hay các biện pháp bảo mật nào đi chăng nữa. Bởi lẽ, các tin tặc sẽ luôn có những thủ đoạn rất tinh vi để lấy cắp những thông tin cá nhân, dẫn đến toàn bộ số tiền trong tài khoản của chúng ta có thể “không cánh mà bay”.
Leave a Reply