Tuổi thơ khốn khó của ông chủ tập đoàn sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc

Zhao Weiguo giữ vai trò chủ tịch của Thanh Hoa Unigroup đang đặt tham vọng mãnh liệt vào Chip bộ nhớ (Memory Chip) và không hề nao núng ngay cả khi hàng rào luật pháp nước ngoài gây khó khăn với một vài thương vụ của ông.

Một công ty vô doanh chuyên buôn bán máy Scanner và đồ uống thảo dược, dưới sự điều hành của Zhao Weiguo, giờ đây Thanh Hoa Unigroup đã trở thành nhà hàng đầu . Tuổi thơ nghèo khó, quan điểm và hành trinh kinh doanh của ông, tất cả có trong bài viết dưới đây.

img20160326160037789-crop-1458982975258

Tham vọng và hiện thực hóa

Zhao Weiguo muốn trở thành gã khổng lồ đầu tiên của Trung Hoa trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu và có kế hoạch đầu tư trị giá 30 tỷ USD (tương đương 700 nghìn tỷ đồng) để hiện thực hóa nó.

tu-cau-be-nuoi-lon-den-nha-san-xuat-chip-hang-dau-trung-hoa

Zhao Weiguo

Zhao Weiguo giữ vai trò chủ tịch của Thanh Hoa Unigroup đang đặt tham vọng mãnh liệt vào Chip bộ nhớ (Memory Chip) và không hề nao núng ngay cả khi hàng rào luật pháp nước ngoài gây khó khăn với một vài thương vụ của ông. Nguồn vốn huy động từ chính quyền địa phương, các nhà đầu tư và các quỹ tư nhân khác sẽ là “vũ khí” để công ty này thách thức những ông lớn nước ngoài, chẳng hạn như tập đoàn Samsung, một trong những nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới hiện nay. Có một điều thú vị là Zhao không ưa thích vay nợ ngân hàng, “Tôi có thể tìm được những dự án tốt, vì vậy có rất nhiều tổ chức muốn rót vốn đầu tư. Vốn là thứ trung thành và tàn nhẫn nhất trên thế giới. Nó theo đuổi bạn khi bạn làm ra tiền và rời bỏ bạn ngay khi bạn không thể.”

Bộ nhớ cho các thiết bị từ đến máy tính, lĩnh vực dẫn đầu bởi Samsung, SK Hynix và Micron Technology có thể tạo ra 20 tỷ USD doanh thu cho Tsinghua khi ngành kinh doanh này mở rộng.

Năm ngoái, Unigroup đạt doanh thu 52 tỷ NDT (gần 180 nghìn tỷ đồng) với lợi nhuận sau thuế đạt 3,9 tỷ NDT (13 nghìn tỷ đồng). Mảng kinh doanh Chip của công ty đem lại 200 triệu USD lợi nhuận (tương đương 4,5 nghìn tỷ đồng) từ khoản doanh thu 13,5 tỷ NDT (46 nghìn tỷ đồng)

Từ lâu Zhao đã nhận ra sự yếu kém trong ngành công nghiệp sản xuất Chip của Trung Quốc nhưng nhu cầu thị trường là khổng lồ. Việc tự thân phát triển công nghệ sẽ tốn thời gian. “Nếu bạn mua những công ty khác, bạn có được công việc kinh doanh, đội ngũ và bằng sáng chế của họ”. Và Zhao đã thực hiện hàng loạt thương vụ mua lại các công ty công nghệ như Spreadtrum và RDA.

Chính phủ

Trung Quốc đang cố gắng thoát khỏi sự lệ thuộc nặng nề vào công nghệ nước ngoài, với ngành công nghiệp bán dẫn được những nhà chính trị hàng đầu xem là không thể thiếu đối với an ninh quốc gia.

Vị doanh nhân 49 tuổi và đế chế kinh doanh của ông nổi lên là một ứng cử viên để đạt được điều đó. Zhao đang có kế hoạch huy động 15 tỷ USD cho đến cuối năm 2016 để chi trả cho các thương vụ và xây dựng năng lực sản xuất. Nguồn vốn này chia đều giữa chính phủ, quỹ tư nhân và nhà đầu tư.

“Mọi người đều nghĩ rằng Chính phủ thúc đẩy sự phát triển của mảng sản xuất Chip, nhưng thực tế không phải vậy.” – Theo Zhao – “Các công ty thường đi đầu trước và sau đó Chính phủ nhận ra xu hướng. Thanh Hoa Unigroup thực tế là một công ty theo định hướng thị trường. Tất cả những quyết định của chúng tôi dựa trên kinh doanh. Nhưng sẽ dễ dàng hơn để có được sự ủng hộ của Chính phủ nếu bạn hành động trước.”

“Sản xuất bộ nhớ là một ngành kinh doanh đầy thách thức, nhất là khi nó cần lượng đầu tư khổng lồ, thu hồi vốn chậm và đầy rủi ro” – Gu Wenjun, trưởng phòng phân tích của iCwise, một công ty tư vấn có trụ sở ở Thượng Hải. “Tôi nghĩ rằng Unigroup nên thận trọng. Trước khi tìm những đối tác là tổ chức và những nguồn lực công nghệ, thận trọng phải đứng hàng đầu.”

Unigroup chỉ là một trong số rất nhiều nhánh của Đại học Công lập Thanh Hoa – trường Đại học danh giá tại Bắc Kinh, nơi sản sinh ra rất nhiều nhà lãnh đạo ưu tú bao gồm Chủ tịch nước Tập Cận Bình và người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Những nhánh khác bao gồm Thanh Hoa Unisplendour và Công ty điện tử Tongfang Guoxin.

Doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân?

Zhao phân biệt rất rõ ràng giữa công việc kinh doanh cả ông và những tổ chức nhà nước khác. “Mọi người thường gọi chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước nhưng đó là một sự hiểu nhầm. Những doanh nghiệp nhà nước thực sự có thể có rất nhiều sự ủng hộ từ Chính phủ. Chúng tôi kiếm tiền hoàn toàn tự thân trên thị trường.”

Cùng với trọng tâm là Chip bộ nhớ, Zhao loại bỏ khả năng thâm nhập vào các thị trường , việc có thể khiến Unigroup cạnh tranh với chính đối tác của mình là Tập đoàn Intel. Ông cũng loại trừ việc sản xuất theo hợp đồng vì sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với nhà sản xuất bán dẫn hợp đồng hàng đầu Đài Loan.

Qualcomm, Tập đoàn được định giá hơn 70 tỷ USD, cũng nằm ngoài khả năng, theo Zhao.

Đại học Thanh Hoa thành lập ra Unigroup vào năm 1988, sau này trở thành nguồn đầu tư của chính Đại học này. Chương trình Thời báo Kinh doanh Toàn cầu của Đại học được hỗ trợ bởi Trang tin Bloomberg.

Trong cuộc tư nhân hóa năm 2010, một tổ chức điều hành bởi Zhao đã trở thành cổ đông lớn thứ hai của Unigroup chỉ sau Đại học Thanh Hoa.

Ông là ai?

tu-cau-be-nuoi-lon-den-nha-san-xuat-chip-hang-dau-trung-hoa

Zhao Weiguo

“Cha mẹ tôi đến từ tỉnh Hà Nam nhưng gặp nhau ở Tân Cương. Cha tôi bị điều động đến đó để làm nông nghiệp vì ông bị liệt vào diện phải đối cánh hữu năm 1957. Năm 1978 người ta không còn phân biệt những người phản đối nữa. Họ trở thành giáo viên. Tuổi thơ của tôi chủ yếu là cho lợn ăn và chăn cừu. Bán thịt lợn là nguồn thu chính của gia đình. Năm 1978 Trung Quốc khôi phục lại kì thi tuyển sinh đại học, mọi người đều ý thức được rằng cách duy nhất để đổi đời vào thời điểm đó là nhờ giáo dục. Cha khuyên tôi học công nghệ vì tôi có thể có cơ hội tồn tại tốt hơn nếu có bất ổn chính trị. Vào lúc đó Trung Quốc mới chỉ có TV nên việc sửa TV kiếm bộn tiền. Vì vậy cha bảo tôi làm điều đó. Tôi tự chi trả cho việc học ở Đại học Thanh Hoa bằng công việc sửa TV và viết phần mềm.

Tôi là con cả, sau tôi còn có em trai và em gái. Tôi chăm sóc các em khi cha mẹ bận việc đồng áng. Và giờ tôi cũng không thể tin nổi rằng một đứa trẻ 5 tuổi như tôi lại có thể nuôi 1 em trai 3 tuổi.”

Hành trình đến với Unigroup

“Tôi làm ở Thanh Hoa Unigroup sau khi hoàn thành khóa Master. Sau đó tôi làm ở Tongfang. Làm việc trong doanh nghiệp nhà nước không hề thú vị nên tôi quyết định phải làm một thứ gì đó khác. Từ năm 2000 đến 2008 là thời điểm tốt để đầu tư vào khai thác và bất động sản. Làm bất động sản khi đó như cướp được tiền vậy, sau đó tôi đã bán đi mảng khai thác.

Thanh Hoa Unigroup khi đó không hoạt động tốt. Các giáo sư của trường và các nhà lãnh đạo biết tôi, ủng hộ kĩ năng kinh doanh của tôi, và họ muốn hợp tác. Sau đó tôi mua cổ phần từ các cổ đông thiểu số và ngày nay nắm giữ 49% cổ phần. Tôi đã tuyên bố quyên tặng 70% tài sản cá nhân của tôi cho Thanh Hoa. Và tôi có thể sẽ tặng 30% khác cho các trường đại học khác. Các trường đại học ở Trung Quốc thường không có nhiều tiền.”

Quan điểm kinh doanh

“Tôi thích những công ty có nhân lực tốt, và tôi cũng rất chú trọng vào dòng tiền. Tôi sẽ không động đến một công ty nào có dòng tiền tiêu cực, và không sáp nhập các công ty tôi mua. Chúng tôi xây dựng bộ máy quản lí tốt hơn cho những công ty đó và cung cấp nguồn lực. Chúng tôi tin tưởng và trao cho họ quyền tự trị.

Có lẽ tôi là nhà đầu tư bảo thủ ở Trung Quốc. Nguyên tắc đầu tư đầu tiên của tôi là tìm kiếm những công ty giống như cách mà phụ nữ đi mua sắm. Sau đó tôi mua những công ty mục tiêu giống những nhà buôn đồ cổ. Hành động nhanh, giống hổ đói vồ mồi. Nhưng mọi người không biết cách mà tôi chuẩn bị cho các cuộc mua bán. Họ chỉ có thể nhìn thấy thời điểm tôi hành động và nghĩ tôi là một cao thủ. Nhưng thực tế tôi hành động rất dè dặt.”

Theo Trí Thức Trẻ

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *