Nút Like ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn ?

Do đó, những hình ảnh có nội dung “nguy hiểm” với nhiều lượt like sẽ đồng thời tác động lên cả khu trung tâm nhận diện khen thường của não và làm giảm khả năng kiểm soát nhận thức, khiến cho một người muốn bấm like hơn. Điều này đúng cho cả nam lẫn nữ.

Thế giới ảo trên hiện nay phát triển mạnh mẽ đến mức lấn át cả thế giới thực Nút “Like” là đại diện tiêu biểu cho sự thống trị của , và thật sự thì có ảnh hưởng lớn tới .

facebook-reactions-facebook-1465887256095-crop-1465887264838

Dù đã đạt đến bậc phát triển cao về tư duy nhận thức, con người vẫn là loài quyết định dựa trên cảm tính. Sự ảnh hưởng từ những người xung quanh sẽ có tác động trực tiếp đến hành vi mỗi người.

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực này, và từ những kết quả thu được, chính phủ Mỹ đã đưa ra những đạo luật nghe có vẻ hơi “vô lý”.

Chẳng hạn, trong 6 tháng đầu tiên sau khi thi sát hạch lái xe, thanh thiếu niên ở bang Colorado của Mỹ không được phép chở thêm một người nào đang trong độ tuổi teen mà không phải anh chị em của mình, trừ khi có ai đó trên 21 tuổi đi cùng xe .

Colorado không phải bang duy nhất áp dụng phân biệt tuổi tác như trên, mà 14 tiểu bang khác của Mỹ cũng đã thực hiện chế độ này. Nguyên nhân là do khi phân tích núi dữ liệu thu thập được, người ta phát hiện ra rằng những cô cậu tuổi teen dễ gây ra tai nạn hơn khi đi cùng bạn bè đồng trang lứa.

nut-like-cua-mang-xa-hoi-quyen-luc-hon-ban-tuong-rat-nhieu

Những cô cậu tuổi teen dễ gây ra tai nạn hơn khi lái xe cùng bạn bè đồng trang lứa.

Thế giới thực là vậy, còn thế giới ảo thì sao? Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Psychology Science, tiến sĩ Lauren Sherman tại Đại học California, Los Angeles đã chỉ ra rằng những ảnh hưởng đến từ người khác không chỉ xảy ra trong thế giới thực mà còn có thể lan truyền cả trong thế giới ảo – mạng xã hội.

Tiến sĩ Sherman là một chuyên gia về truyền thông kỹ thuật số và phát triển não bộ vị thành niên. Bà đã tập hợp một nhóm các nhà khoa học để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nút “Like” đến bộ não của lứa tuổi teen bằng cách sử dụng máy quét cơ thể.

Bà tuyển 32 thiếu niên khỏe mạnh (14 nam và 18 nữ), tất cả đều có , và yêu cầu họ cung cấp hình ảnh từ tài khoản của mình để sử dụng trong một mạng xã hội nội bộ mà nhóm của bà đã xây dựng sẵn.

Những người tham gia sẽ nằm vào một máy quét chức năng chụp ảnh cộng hưởng từ (fMRI) để tiến sĩ Sherman có thể quan sát hoạt động não của họ trong khi họ đang xem các hình ảnh trên Instagram.

Những hình ảnh này có thể đến từ những người cùng , hoặc cũng có thể là ảnh của bản thân người đó. Không chỉ thế, Tiến sĩ Sherman còn thu thập rất nhiều bức ảnh khác, trong đó bao gồm những hình ảnh “trung tính” như thực phẩm và bạn bè hay những ảnh “nguy hiểm” như ai đó đang uống rượu, hút thuốc lá và sử dụng ma túy.

Để cho những người tham gia cảm thấy như họ đang tham gia vào một mạng xã hội thực sự, các nhà nghiên cứu nói với họ rằng họ đang xem những bức ảnh mà khoảng 50 người khác đã xem và có thể đã bấm “Like”. Các bức ảnh này được gán một lượng like nhất định, dạo động từ 0 đến 45 like.

Đối với một nửa của mỗi loại ảnh (chẳng hạn trung tính hay nguy hiểm) số này dao động từ 23 đến 45, nửa còn lại được gán lượng like dưới 23. Tổng cộng, mỗi người tham gia đã được xem 40 hình ảnh trên tài khoản Instagram của chính mình, 42 hình ảnh mạo hiểm và 66 hình ảnh trung tính.

Đúng như tiến sĩ Sherman dự kiến, những người tham gia này có xu hướng bấm like nhiều hơn nếu bức ảnh đó đã có một lượng like lớn, và ngược lại với những ảnh có ít like. Hiệu ứng này thể hiện rõ ràng nhất khi người tham gia tự xem ảnh từ tài khoản của chính mình.

nut-like-cua-mang-xa-hoi-quyen-luc-hon-ban-tuong-rat-nhieu

Nút like dễ dàng tạo ra hiệu ứng “bầy đàn”.

Khi nhìn vào kết quả trên máy fMRI, tiến sĩ Sherman nhận thấy hoạt động ở khu trung tâm nhận diện khen thưởng trong não tăng lên tương đồng với số lượt like của bức ảnh. Cô cũng phát hiện khi xem những ảnh “nguy hiểm”, vùng não bộ chịu trách nhiệm kiểm soát nhận thức hoạt động ít hơn so với khi xem những ảnh khác.

Do đó, những hình ảnh có nội dung “nguy hiểm” với nhiều lượt like sẽ đồng thời tác động lên cả khu trung tâm nhận diện khen thường của não và làm giảm khả năng kiểm soát nhận thức, khiến cho một người muốn bấm like hơn. Điều này đúng cho cả nam lẫn nữ.

Phát hiện này không hoàn toàn bất ngờ. Nhiều mô hình lý thuyết cho thấy một thanh niên có xu hướng mạo hiểm (hay khoe khoang) khi có sự hiện diện của người khác (đặc biệt là người đồng trang lứa).

Đây là kết quả của sự gia tăng độ nhảy cảm của khu thần kinh khen thưởng đồng thời giảm hoạt động của khu kiểm soát nhận thức. Nó tác động lên bản thân người thực hiện, đồng thời ảnh hưởng tới người khác qua các bức ảnh của người đó.

Giờ thì bạn đã biết phương pháp khoa học để tăng like cho bức ảnh của mình rồi đấy!

Theo Trí Thức Trẻ

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *