Các nước mới nổi trên thế giới ngày càng khủng hoảng

Tình trạng bất bình đẳng, tham nhũng, môi trường kinh doanh kém thân thiện, tập trung quyền lực kinh tế vào các công ty nhà nước càng làm trầm trọng thêm các vấn đề về nợ và làn sóng rút vốn tại khu vực này. Bất ổn chính trị tại Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và cũng đang làm những vấn đề trên trầm trọng thêm.

Mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào tín dụng, tỷ lệ nợ trên GDP cao, dòng vốn bị rút ra ồ ạt nên Economics Times cho rằng hơn bao giờ hết, nguy cơ nổ ra khủng hoảng kinh tế tại các thị trường mới nổi là có thực.

Tăng trưởng tín dụng hai chữ số hàng năm đã thúc đẩy các hoạt động kinh tế tại BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nền kinh tế ở châu Á, Mỹ Latin và Đông Âu. Nới lỏng tiền tệ tại các nước phát triển còn khuyến khích dòng vốn chảy vào , nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao.

Giá tài sản, đặc biệt là bất động sản, tại đây đã tăng đột biến. Trong 12 tháng qua, mối lo ngại của nhà đầu tư với các thị trường mới nổi ngày càng lớn, thể hiện qua tăng trưởng chậm lại và xu hướng đổi chiều của luồng vốn vào. Dòng vốn bị rút ra còn do khả năng Mỹ thay đổi chính sách tiền tệ.

  • Theo khảo sát thì có rất nhiều Ứng ViênNgười Tìm Việc truy cập vào website Tìm Việc Làm của chúng tôi, điều đó cho thấy chất lượng về tin tức tuyển dụng cũng như việc làm rất chân thực và hiệu quả.
rupee-8993-1381597788.jpg

Ấn Độ là một trong những chịu thiệt hại lớn nhất thời gian qua. Ảnh: NBC

Những cải thiện trong nền kinh tế đã làm dấy lên cuộc tranh luận về chấm dứt gói nới lỏng QE3 trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng lên gần 1% do lo ngại lạm phát.

Những tháng gần đây, ngân hàng trung ương các nước mới nổi, trừ Trung Quốc, đã bị rút vốn ồ ạt với khoảng 800 tỷ USD, tương đương 2% dự trữ. Trong hơn 4 tháng gần đây, Indonesia đã mất khoảng 14% tổng dự trữ ở ngân hàng trung ương, Thổ Nhĩ Kỳ là 13% và Ấn Độ gần 6%.

Tăng trưởng chậm lại và làn sóng rút vốn đã bộc lộ những vấn đề sâu xa của nền kinh tế. Đặc biệt là khối nợ khổng lồ, hệ thống tài chính khiếm khuyết, thâm hụt tài khoản vãng lai – thương mại và lỗ hổng về cấu trúc.

Khối nợ của các thị trường mới nổi đã tăng đáng kể, với tổng tăng trưởng tín dụng từ năm 2008 vào khoảng 10% – 30%. Tăng trưởng tín dụng đặc biệt mạnh ở châu Á. Tỷ lệ tổng nợ trên GDP tại đây hiện phổ biến quanh 150% – 200%. Tín dụng mới cần cho tăng trưởng cũng tăng đột biến. Theo đó, để có tạo ra 1 USD tăng trưởng cần có 4 – 8 USD.

Ở nhiều nước mới nổi, hoạt động cho vay vẫn còn yếu. Trong khi đó, nhiều ngân hàng lại cấp vốn cho các dự án phù phiếm với những lý do kinh tế không rõ ràng. Các khoản thất thoát còn được giấu kín bởi chính sách tái cơ cấu nợ xấu.

Thặng dư tài khoản vãng lai trên GDP của các nước mới nổi cũng giảm xuống còn 1%, từ 5% năm 2006. Điều này phản ánh tình trạng xuất khẩu tăng trưởng chậm, giá hàng hóa giảm sút, giá nhập các mặt hàng như thực phẩm và nhiên liệu tăng, còn tiêu thụ trong nước lại bị chi phối bởi tăng trưởng tín dụng.

  • Những Người Tìm Việc 24h qua đa số đã có được cho mình những lựa chọn công việc phù hợp, vậy bạn có muốn là một trong những Nguoi Tim Viec đó không? Hãy nhanh tay truy cập vào website của chúng tôi.

Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ đang thâm hụt tài khoản vãng lai lớn. Các nước mới nổi hiện cần khoảng 1.500 tỷ USD mỗi năm từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tài chính trong nước, trong đó có thanh toán các khoản nợ đáo hạn.

Môi trường tài chính xuống cấp và dự trữ ngoại tệ đi xuống khiến các nước suy giảm khả năng nhập khẩu và trả các khoản vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, nội tệ mất giá và triển vọng kinh tế u ám càng khiến các nền kinh tế mới nổi dễ bị tổn thương.

Môi trường khó khăn bên ngoài đã làm nổi lên sự yếu kém về cấu trúc của các nền kinh tế mới nổi. Các nhà đầu tư lo ngại nhiều nước có thể bị vướng vào cái bẫy thu nhập trung bình.

Tăng trưởng kinh tế yếu và chất lượng trái phiếu chính phủ suy giảm tại các nước phát triển có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường mới nổi. Họ cũng đã bị mất khả năng cạnh tranh do chi phí tăng cao, đặc biệt là về nhân công.

Tình trạng bất bình đẳng, tham nhũng, môi trường kinh doanh kém thân thiện, tập trung quyền lực kinh tế vào các công ty nhà nước càng làm trầm trọng thêm các vấn đề về nợ và làn sóng rút vốn tại khu vực này. Bất ổn chính trị tại Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Ấn Độ cũng đang làm những vấn đề trên trầm trọng thêm.

Economics Times kết luận thời huy hoàng của BRICS không còn như xưa nữa. Các nước mới nổi dễ bị tổn thương nhất còn có thể lập thành nhóm mới có tên BIITS, gồm Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *