Các nhà khoa học phản bác nghiên cứu ‘tải kiến thức về não’

Cụ thể, đội ngũ tại HRL đã sử dụng kỹ thuật kích thích trực tiếp não bộ bằng dòng điện xuyên hộp sọ (tCDS) để kích thích những khu vực chịu trách nhiệm cho khả năng học tập và tiếp thu kiến thức của , phương pháp này sử dụng dòng điện thấp và vốn được dùng để điều trị một số chứng bệnh về thần kinh như Parkinson, trầm cảm, lo âu..

Thế mới biết, giữa “các ” vẫn có những bất đồng

tri-2-1457002656812-crop-1457002665729

Rất nhiều người đang tỏ ra hào hứng với những tin tức về việc các chuyên gia nghiên cứu tại phòng thí nghiệm HRL (California) đã tạo ra một cỗ máy giúp những người chưa có nhiều có thể học được khả năng điều khiển phương tiện này từ những phi công chuyên nghiệp.

Cụ thể, chiếc máy thu lấy tín hiệu não của các phi công trong chương trình mô phỏng và truyền nào cho não của những người khác giống như việc cắm ổ cứng vào máy tính vậy. Nghe có vẻ rất giống cỗ máy dạy Neo võ thuật trong phim Ma Trận nổi tiếng phải không? Rất tiếc, vấn đề này đã bị giới khoa học lập tức một cách dữ dội vì mức độ vớ vẩn của nó.

Đáng buồn, đây là một trong những trường hợp điển hình của việc những nhà khoa học bỏ công sức nghiên cứu một vấn đề nào đó nhưng kết quả báo cáo của họ lại bị đưa theo hướng sai lệch – chưa tính đến những trường hợp bị bóp méo hoàn toàn. Với cái tên gốc của báo cáo là “Learn how to fly a plane from expert-pilot brainwave patterns”, tạm dịch “Học cách lái máy bay từ đồ thị của phi công chuyện nghiệp”, rất nhiều trang tin như Telegraph hay RT đã “giật tít” một cách thiếu chính xác như “Scientists discover how to upload knowledge to your brain” – “Các nhà khoa học đã tìm ra cách của bạn”…

Chưa hết, bản thân báo cáo này cũng có nguồn gốc từ một tờ tạp chí khoa học “trả tiền để xuất bản” vốn gây tranh cãi về tính xác thực của nó có tên Frontiers in Human Neuroscience và thiết bị mô phỏng tín hiệu sóng não này vẫn đang trong diện xem xét cấp bằng sáng chế.

gioi-khoa-hoc-ngay-lap-tuc-phan-bac-nghien-cuu-co-the-tai-kien-thuc-vao-thang-nao

Cụ thể, đội ngũ nghiên cứu tại HRL đã sử dụng kỹ thuật kích thích trực tiếp não bộ bằng dòng điện xuyên hộp sọ (tCDS) để kích thích những khu vực chịu trách nhiệm cho khả năng học tập và tiếp thu kiến thức của bộ não, phương pháp này sử dụng dòng điện thấp và vốn được dùng để điều trị một số chứng bệnh về thần kinh như Parkinson, trầm cảm, lo âu..

Mặc dù vậy, không hề có một bằng chứng khoa học nào nói đến việc tCDS có thể tăng khả năng nhận thức của con người. Kết quả báo cáo của nhóm HRL cho thấy những “phi công nghiệp dư” có thể cải thiện khả năng dẫn đường của mình 1 chút sau khi tiếp nhận tín hiệu tDCS từ cỗ máy mô phỏng, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ nhận được bất kỳ thông tin kiến thức nào từ phía những người giỏi hơn.

Giáo sư tâm thần học Mark S. George đến từ đại học Y Nam Carolina, đồng thời là chủ biên của tạp chí khoa học Brain Stimulation nổi tiếng, cho biết ông không hề thấy ấn tượng với báo cáo này và ông nhấn mạnh rằng: “Việc lấy một cỗ máy chưa được cấp bằng sáng chế để thử nghiệm một lý thuyết trên mô hình cỡ nhỏ sẽ tạo ra những kết quả không thể áp dụng với quy mô lớn. Rất nhiều thử nghiệm về tDCS đã được thực hiện trước đó nhưng chúng chỉ mang tính chất tham khảo và không có khả năng nhân rộng. Chưa hết, đây là một vấn đề luôn có thể gây ra những tranh cãi vì những báo cáo về thử nghiệm thành công thường được ưu tiên xuất bản hơn là những thử nghiệm thất bại. Bản thân tDCS là kỹ thuật chỉ có tác dụng kích thích khả năng học hỏi một chút chứ không hề liên quan đến việc truyền tải kiến thức”.

gioi-khoa-hoc-ngay-lap-tuc-phan-bac-nghien-cuu-co-the-tai-kien-thuc-vao-thang-nao

Kỹ thuật tDCS tăng cường khả năng học hỏi chứ không phải truyền tải kiến thức.

Chưa hết, bản thân báo của của HRL khẳng định nghiên cứu của nhóm này không hề liên quan đến các quan hệ thương mại, tài chính hay tạo ra các vấn đề xung đột lợi ích. Nhưng, chính những người thực hiện nó lại đứng trong đội ngũ mảng Nghiên cứu phát triển của Beoing hay General Motors.

Ngoài ra, cây bút John Wenz đến từ tạp chí Popular Mechanics cũng nói thêm về tạp chí Frontiers in Human Neuroscience: “Tạp chí này thuộc quyền sở hữu của Frontiers Media, nơi vốn tạo ra rất nhiều vụ tranh cãi phản khoa học khi công bố những bài báo dựa trên lời lẽ của những người theo chủ nghĩa thuyết âm mưu và những người luôn phản đối vấn đề biến đổi khí hậu là có thật. Dĩ nhiên, họ đã phải rút lại những bài báo như vậy. Gần đây nhất, tạp chí này đã phải rút lại ấn phẩm liên quan đến kiểm soát sự ức chế nhưng đã bị chỉ ra rằng là sai hoàn toàn do lỗi tính toán. Và nghiêm trọng nhất, tạp chí này có lựa chọn “trả tiền để xuất bản” cho phép bất kỳ ai cũng có thể đăng bài trên đó giống như mua quảng cáo vậy”.

Cuối cùng, việc truyền tải dữ liệu vào não để tăng khả năng hiểu biết vẫn chỉ nằm trong khuôn khổ của phim Ma Trận và sẽ còn rất lâu nữa chúng ta mới có thể thấy được một cỗ máy tương tự bước ra ngoài đời thật.

Theo Tri thức trẻ

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *