Chức năng “ngày này năm xưa” được hoạt động như thế nào ?
Giờ đây, mỗi ngày có khoảng 60 triệu người dùng sử dụng chức năng này và 155 triệu người được nhận những thông báo riêng về “ngày này năm xưa” của mình.
Việc sử dụng chức năng gợi nhắc lại những trạng thái, hình ảnh cũ của Facebook đang trở nên rất phổ biến. Và vì thế, Facebook chắc chắn sẽ không đưa ra thông báo về những hoạt động này một cách ngẫu nhiên.
Chức năng “gợi nhớ kỉ niệm” này của Facebook có thể sẽ giúp người dùng nhìn lại một trạng thái được chia sẻ từ nhiều năm trước, ví dụ như việc có một công việc mới hay những tấm ảnh trong kì nghỉ hè từ năm 2010.
Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến người dùng không mấy vui vẻ khi phải nhìn lại những tấm ảnh chụp cùng người yêu cũ trước đây.
Ứng dụng On This Day (Ngày này năm xưa) trên Facebook.
Giờ đây, mỗi ngày có khoảng 60 triệu người dùng sử dụng chức năng này và 155 triệu người được nhận những thông báo riêng về “ngày này năm xưa” của mình.
Vậy đâu là công thức để Facebook gợi nhớ lại cho bạn về những kỷ niệm cũ?
Cách thức hoạt động của chức năng này
“Đó là một trong những sản phẩm mang tính cá nhân rất lớn, đòi hỏi sự chăm sóc và nhạy cảm cao từ nhà cung cấp.”, quản lý nghiên cứu trải nghiệm người dùng Anna Howell của Facebook nhận xét.
Trước tiên, mạng xã hội này đã có cuộc khảo sát lấy ý kiến từ người dùng về chức năng nào nên được đưa ra giúp họ có thể nhìn lại những kỉ niệm của mình. Và câu trả lời được đồng loạt đưa ra từ các ý kiến là, Facebook nên cung cấp một hệ thống thông báo về những kỉ niệm thú vị hoặc những khoảnh khắc quan trọng mà người dùng đôi khi có thể muốn xem lại.
Tiếp đó, Facebook đã mời khoảng 100 người dùng từ những tầng lớp khác nhau và khảo sát đánh giá độ quan tâm của họ về nhiều chủ đề như “kì nghỉ” hay “thành tích”. Nhà cung cấp này cũng đã thực hiện một bản phân tích ngôn ngữ để nhận biết về những từ ngữ thường được người dùng sử dụng nhiều trên các trạng thái của mình.
Konrad cũng phát hiện ra rằng, thực tế người dùng không thực sự quan tâm nhiều đến những bức ảnh cũ về đồ ăn hay những trạng thái có những từ ngữ như “nhớ”, và nhìn chung sẽ cảm thấy không thoải mái nếu phải nhìn lại những kỉ niệm có liên quan đến việc chửi bới hay tình dục.
Tất cả những nghiên cứu trên đã giúp cho ra đời chức năng “Ngày này năm xưa” hiện giờ của Facebook và đưa ra những kỉ niệm của người dùng dựa trên tính cá nhân, sự hiểu biết và sở thích riêng.
Một phần quan trọng của chức năng này là làm thế nào giúp người dùng tránh phải nhìn thấy những kỉ niệm họ không muốn nhắc lại hoặc những con người họ muốn quên đi.
Facebook đã đưa ra đặc tính giúp người dùng “lọc” những thứ đó vào tháng 10 năm 2015:
Tuy vậy, chức năng gợi nhớ của Facebook vẫn có thể đưa ra thông báo kỉ niệm về một trạng thái liên quan tới “người cũ” mà người dùng không muốn nhìn thấy chỉ vì họ không được đánh dấu trong trạng thái đó.
Ngoài ra Facebook còn có thể phân tích các “chủ đề” của những kỉ niệm đã được người dùng chia sẻ và từ đó sẽ đưa ra gợi nhắc nhiều hơn về những trạng thái cùng “chủ đề” đồng thời hạn chế những “chủ đề” mà người dùng đã bỏ qua.
Một điều thú vị nữa đó là, Facebook không cho phép người dùng được hoàn toàn tắt thông báo gợi nhớ kỉ niệm nhưng sẽ chú ý tới phản ứng của họ đối với chức năng này. Nếu bạn bỏ qua mọi kỉ niệm được “Ngày này năm xưa” gợi nhắc, Facebook sẽ lưu ý điều đó và đưa ra việc gợi nhắc ít hơn cho tài khoản của bạn.
Theo tri thuc tre
Leave a Reply