WhatsApp chỉ có 57 người để phục vụ cho 1 tỷ người
Không giống như những gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon hay thậm chí là công ty mẹ Facebook, WhatsApp vẫn có cơ chế hoạt động giống như một startup nhỏ bé.
Ứng dụng nhắn tin WhatsApp của Facebook đã đạt gần 1 tỷ người dùng nhưng ít ai biết được rằng đội ngũ phát triển và quản lý nó chỉ gồm có 57 người.
Khi Facebook thực hiện thương vụ thâu tóm WhatsApp với giá 19 tỷ USD, ứng dụng nhắn tin phổ biến này có khoảng 35 kỹ sư và có 450 triệu người sử dụng.
Hai năm sau, WhatsApp có hơn 900 triệu người sử dụng với 42 tỷ tin nhắn được gửi mỗi ngày, tức là tương đương với 1 triệu tin nhắn sau mỗi 2 giây.
Không giống như những gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon hay thậm chí là công ty mẹ Facebook, WhatsApp vẫn có cơ chế hoạt động giống như một startup nhỏ bé.
Mặc cho những thành công lớn đạt được, WhatsApp hiện chỉ có 57 kỹ sư. Đó là một tổ chức cực kỳ gọn nhẹ, năng động nhưng đòi hỏi toàn đội ngũ phải có khả năng tương đồng với nhau (theo Rick Reed, kỹ sư phần mềm của công ty vừa tiết lộ tại hội nghị F8).
Reed nói rằng mục tiêu của WhatsApp là làm cho ứng dụng của mình đơn giản, đáng tin cậy thay vì được xây dựng một cách phức tạp như Messenger và Google Hangouts.
Văn hóa không họp hành
Reed chia sẻ rằng chính vì việc áp dụng “văn hóa không hợp hành” mà các nhân viên của công ty có nhiều thời gian để tập trung hoàn thành các công việc được giao. Thay vì phải sắp xếp thời gian để họp, mọi việc đều được các nhóm nhân viên và lãnh đạo trao đổi với nhau thông qua chương trình chat.
Ông nói rằng: “quả thực nó cho phép chúng tôi tập trung vào những gì mình đang làm và góp phần tạo ra một không gian yên tĩnh”.
Việc hạn chế tối đa các cuộc họp một phần cũng xuất phát từ việc họ có ít nhân viên nên không cần tổ chức những cuộc họp quy mô như Facebook hay Google. Với cách làm việc này, năng suất lao động của nhân viên luôn được tối ưu hóa ở mức cao nhất và họ luôn đảm bảo giao “đúng người, đúng việc”.
Một số công ty như Google thường xuyên phải tính đến chuyện nâng cấp cơ sở dữ liệu vì lượng thông tin khổng lồ đến từ các tính năng và công nghệ mới. Trong khi đó, WhatsApp muốn giữ cơ sở hạ tầng của họ càng nhỏ gọn càng tốt. Với cơ chế nhân sự gọn nhẹ, các lỗi phát sinh trong quá trình làm việc cũng sẽ được WhatsApp phát hiện và khắc phục một cách nhanh chóng.
Reed chia sẻ: “chúng tôi không muốn đầu tư quá nhiều vào hệ thống tự động. Toàn thể nhân viên thích sự hiện diện của con người hơn”. WhatsApp luôn tránh sự chú ý từ công chúng kể cả trước và sau khi Facebook mua lại.
“Nếu có người hỏi, thì các bạn đừng nói tôi đang ở đây”, Reed nói đùa.
Theo tin tuc
Leave a Reply